Viên chức biệt phái có được trả thu nhập tăng thêm?

Cho tôi hỏi Viên chức biệt phái có được trả thu nhập tăng thêm? (Câu hỏi của chị Nguyệt - Thanh Hóa)

Trường hợp nào thực hiện biệt phái viên chức?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 36 Luật Viên chức 2010 quy định về biệt phái viên chức như sau:

Biệt phái viên chức
1. Biệt phái viên chức là việc viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập này được cử đi làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc biệt phái viên chức.
2. Thời hạn biệt phái viên chức không quá 03 năm. Đối với ngành, lĩnh vực đặc thù, thời hạn biệt phái thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
.....

Ngoài ra theo khoản 1 Điều 27 Nghi định 115/2020/NĐ-CP quy định về hoạt động biệt phái viên chức như sau:

Biệt phái viên chức
1. Việc biệt phái viên chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách;
b) Để thực hiện công việc cần giải quyết trong một thời gian nhất định.
.......

Thông qua các quy định trên, biệt phái viên chức là việc cử viên chức đi làm việc tại cơ quan, đơn vị khác theo yêu cầu trong thời hạn nhất định, tối đa là 03 năm.

Biệt phái viên chức được thực hiện khi thuộc các trường hợp dưới đây:

- Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách.

- Thực hiện công việc cần giải quyết trong một thời gian nhất định.

Viên chức biệt phái có được trả thu nhập tăng thêm?

Viên chức biệt phái có được trả thu nhập tăng thêm? (Hình từ Internet)

Viên chức biệt phái được hưởng các quyền lợi nào?

Theo quy định khoản 5 Điều 27 Nghi định 115/2020/NĐ-CP quy định về biệt phái viên chức,

Biệt phái viên chức
......
5. Viên chức biệt phái được hưởng quyền lợi quy định tại khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 36 Luật Viên chức.

Mặt khác theo Điều 36 Luật Viên chức 2010 quy định như sau:

Biệt phái viên chức
.....
4. Trong thời gian biệt phái, đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm bảo đảm tiền lương và các quyền lợi khác của viên chức.
5. Viên chức được cử biệt phái đến miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.
6. Hết thời hạn biệt phái, viên chức trở về đơn vị cũ công tác. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm tiếp nhận và bố trí việc làm cho viên chức hết thời hạn biệt phái phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức.

Thông qua quy định, viên chức biệt phái được hưởng các quyền lợi như sau:

- Được đảm bảo tiền lương và các quyền lợi khác của viên chức.

- Được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định đối với viên chức được cử biệt phái đến miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

- Viên chức trở về đơn vị cũ sau khi hết thời hạn biệt phái. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm tiếp nhận và bố trí việc làm cho viên chức

Viên chức biệt phái có được trả thu nhập tăng thêm?

Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 14 Nghị định 60/2021/NĐ-CP quy định về phân phối kết quả tài chính trong năm như sau:

Phân phối kết quả tài chính trong năm
.....
Sử dụng các Quỹ
......
b) Quỹ bổ sung thu nhập: Để chi bổ sung thu nhập cho người lao động trong năm và dự phòng chi bổ sung thu nhập cho người lao động năm sau trong trường hợp nguồn thu nhập bị giảm. Việc chi bổ sung thu nhập cho người lao động trong đơn vị được thực hiện theo nguyên tắc gắn với số lượng, chất lượng và hiệu quả công tác;
.......

Ngoài ra theo khoản 4 Điều 36 Luật Viên chức 2010 quy định về biệt phái viên chức.

Biệt phái viên chức
.....
4. Trong thời gian biệt phái, đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm bảo đảm tiền lương và các quyền lợi khác của viên chức.
..........

Như vậy, qua các quy định trên, thu nhập tăng thêm được trích từ Quỹ bổ sung thu nhập, trong đó việc chi bổ sung thu nhập cho người lao động trong đơn vị được thực hiện theo nguyên tắc gắn với số lượng, chất lượng và hiệu quả công tác. Theo quy định hiện hành không có quy định cụ thể về các điêu kiện đánh giá những nội dung trên.

Chính vì thế, việc chi trả thu nhập tăng thêm đối với viên chức biệt phái do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức quyết định.

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Biệt phái viên chức
Dương Thanh Trúc
4,687 lượt xem
Biệt phái viên chức
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Biệt phái viên chức
Hỏi đáp Pháp luật
Ai có thẩm quyền biệt phái viên chức? Trình tự, thủ tục biệt phái viên chức như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Viên chức được cử biệt phái thì chịu sự quản lý của cơ quan nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Biệt phái viên chức là gì? Quy định mới nhất về biệt phái viên chức năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Viên chức biệt phái có được trả thu nhập tăng thêm?
Hỏi đáp pháp luật
Viên chức tại tỉnh Lâm Đồng khi bị biệt phái sẽ được hỗ trợ thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Viên chức bị kỷ luật ảnh hưởng gì đến việc biệt phái, bồi dưỡng, bổ nhiệm?
Hỏi đáp pháp luật
Cơ quan viên chức đến biệt phái có được họp xử lý kỷ luật không?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về biệt phái viên chức theo pháp luật hiện hành
Hỏi đáp pháp luật
Biệt phái viên chức được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thanh tra hoạt động biệt phái viên chức gồm những nội dung nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Biệt phái viên chức có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào