Việc tổ chức lễ phong, thăng cấp bậc hàm trong Công an nhân dân được tiến hành như thế nào?

Cho tôi hỏi việc tổ chức lễ phong, thăng cấp bậc hàm trong Công an nhân dân được tiến hành như thế nào? Câu hỏi từ anh Bảo (Đà Nẵng)

Lễ phong, thăng cấp bậc hàm trong Công an nhân dân được thực hiện trên nguyên tắc nào?

Căn cứ Điều 27 Thông tư 19/2012/TT-BCA quy định nguyên tắc thực hiện lễ phong, thăng cấp bậc hàm trong Công an nhân dân:

Nguyên tắc
1. Lễ phong, thăng cấp bậc hàm, vinh danh học hàm, học vị khoa học: Giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ được tổ chức trang nghiêm, chu đáo theo nghi lễ Công an nhân dân.
2. Cấp tổ chức: Cấp nào ra quyết định phong cấp, thăng cấp bậc hàm, vinh danh học hàm, học vị khoa học thì cấp đó tổ chức hoặc ủy quyền cho cấp dưới tổ chức buổi lễ.
3. Việc công bố quyết định và gắn cấp bậc hàm, trao bằng học hàm, học vị khoa học thực hiện theo thứ tự: Cấp cao trước, cấp thấp sau; nếu trong một buổi lễ có nhiều người được phong cấp, thăng cấp bậc hàm, vinh danh học hàm, học vị khoa học thì có thể tổ chức trao thành nhiều đợt hoặc trao đại diện cho một số cá nhân.
4. Lễ phong, thăng cấp bậc hàm, vinh danh học hàm, học vị khoa học có thể tổ chức kết hợp trong hội nghị hoặc buổi lễ khác.

Như vậy, thực hiện lễ phong, thăng cấp bậc hàm trong Công an nhân dân dựa trên các nguyên tắc sau:

- Lễ phong, thăng cấp bậc hàm, vinh danh học hàm, học vị khoa học: Giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ được tổ chức trang nghiêm, chu đáo theo nghi lễ Công an nhân dân.

- Cấp tổ chức: Cấp nào ra quyết định phong cấp, thăng cấp bậc hàm, vinh danh học hàm, học vị khoa học thì cấp đó tổ chức hoặc ủy quyền cho cấp dưới tổ chức buổi lễ.

- Việc công bố quyết định và gắn cấp bậc hàm, trao bằng học hàm, học vị khoa học thực hiện theo thứ tự: Cấp cao trước, cấp thấp sau

Nếu trong một buổi lễ có nhiều người được phong cấp, thăng cấp bậc hàm, vinh danh học hàm, học vị khoa học thì có thể tổ chức trao thành nhiều đợt hoặc trao đại diện cho một số cá nhân.

- Lễ phong, thăng cấp bậc hàm, vinh danh học hàm, học vị khoa học có thể tổ chức kết hợp trong hội nghị hoặc buổi lễ khác.

Việc tổ chức lễ phong, thăng cấp bậc hàm trong Công an nhân dân được tiến hành như thế nào?(Hình từ Internet)

Lễ phong, thăng cấp bậc hàm trong Công an nhân dân có những ai?

Căn cứ Điều 23 Thông tư 19/2012/TT-BCA quy định thành phần dự lễ phong, thăng cấp bậc hàm trong Công an nhân dân gồm:

- Khách mời.

- Lãnh đạo đơn vị tổ chức lễ.

- Cán bộ, chiến sĩ hoặc đại diện đơn vị tổ chức lễ.

Ngoài ra tại Điều 24 Thông tư 19/2012/TT-BCA quy định đội hình dự lễ như sau:

- Tổ Công an kỳ: Khi ra vị trí nhận huân chương đi nghiêm thành hàng dọc, đến vị trí quy định đứng nghiêm thành hàng ngang, phía trên và trước đội hình, hướng về đơn vị.

- Đội nhạc lễ (nếu có): Bố trí ở vị trí thích hợp.

- Đại biểu khách mời, lãnh đạo đơn vị: Bố trí đối diện phía dưới trước lễ đài hoặc trên lễ đài.

- Cán bộ, chiến sĩ dự lễ: Bố trí thành từng khối, bảo đảm trang nghiêm.

Trang phục, trang bị, trang trí trong lễ phong, thăng cấp bậc hàm trong Công an nhân dân được quy định như thế nào?

Tại Điều 25 Thông tư 19/2012/TT-BCA quy định trang phục, trang bị, trang trí trong lễ phong, thăng cấp bậc hàm trong Công an nhân dân:

Trang phục

- Cán bộ, chiến sĩ dự lễ quy định tại khoản 2 Điều 27 Điều 28 Điều 33 Thông tư 17/2012/TT-BCA:

+ Mặc lễ phục trong các trường hợp khác do trưởng ban tổ chức hoặc thủ trưởng đơn vị quyết định.

+ Cán bộ, chiến sĩ khi mặc lễ phục phải đeo huân chương, huy chương, kỷ niệm chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước (nếu có);

+ Huân chương, huy chương, kỷ niệm chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước đeo ở ngực áo bên trái, theo thứ tự từ phải qua trái, hạng bậc cao bên trên, hạng bậc thấp bên dưới;

+ Đeo đầy đủ cuống, dải và thân huân chương, huy chương, kỷ niệm chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước khi dự lễ do Nhà nước tổ chức, dự Đại hội thi đua, hội nghị điển hình tiên tiến, gặp mặt truyền thống;

+ Đeo cuống huân chương, huy chương, kỷ niệm chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước khi mặc lễ phục trong các trường hợp khác;

+ Khi đeo huân chương, huy chương, kỷ niệm chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước thì không đeo số hiệu.

+ Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân khi làm nhiệm vụ, hội họp, học tập phải mặc trang phục thường dùng do Bộ Công an cấp phát.

+ Cán bộ, chiến sĩ mặc trang phục thường dùng được đeo phù hiệu kết hợp với cấp hiệu, đội mũ cứng hoặc đội mũ mềm, đi dép có quai sau hoặc đi giày vải

+ Cán bộ, chiến sĩ Công an các đơn vị, địa phương:

Từ tỉnh Thừa Thiên - Huế trở ra mặc lễ phục và trang phục thường dùng theo mùa. Mặc trang phục xuân hè từ ngày 01 tháng 4 đến hết ngày 31 tháng 10 hàng năm. Mặc trang phục thu đông từ ngày 01 tháng 11 năm trước đến hết ngày 31 tháng 3 năm sau;

Từ thành phố Đà Nẵng trở vào mặc lễ phục và trang phục thường dùng xuân hè.

+ Trong thời gian giao mùa giữa mùa hè và mùa đông hoặc những địa phương có thời tiết trong ngày khác nhau, căn cứ vào dự báo thời tiết của cơ quan khí tượng thủy văn.

Nếu nhiệt độ trong ngày dưới 200C thì cán bộ, chiến sĩ mặc trang phục thu đông.

Nếu nhiệt độ từ 200C trở lên thì mặc trang phục xuân hè;

Khi sinh hoạt tập trung phải mặc trang phục thống nhất do thủ trưởng đơn vị quyết định.

+ Việc mặc lễ phục thu đông không theo mùa và không theo nhiệt độ ngoài trời do ban tổ chức hoặc thủ trưởng đơn vị tổ chức buổi lễ quyết định.

+ Thời gian mặc trang phục chuyên dùng: Theo yêu cầu công tác và do thủ trưởng đơn vị quyết định.

- Tổ Công an kỳ quy định tại điểm a khoản 2 Điều 104 Thông tư 18/2012/TT-BCA

+ Tổ Công an kỳ mặc lễ phục thu đông Công an nhân dân, mang găng tay trắng, đeo dây chéo và dây chiến thắng

Trang bị của Tổ Công an kỳ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 104 Thông tư 18/2012/TT-BCA

+ Đồng chí giữ Công an kỳ đeo súng ngắn;

+ Hai đồng chí bảo vệ Công an kỳ đeo súng ngắn (nếu là sĩ quan), treo súng tiểu liên AK (nếu là hạ sĩ quan)

Trang trí khánh tiết: Thực hiện theo Quyết định 1263/2004/QĐ-BCA(X15) năm 2004 ban hành quy định về trang trí, khánh tiết hội trường, phòng họp trong lực lượng Công an nhân dân.

Trình tự tiến hành buổi lễ phong, thăng cấp bậc hàm trong Công an nhân dân được tiến hành như thế nào?

Căn cứ Điều 26 Thông tư 19/2012/TT-BCA quy định trình tự tiến hành buổi lễ:

Bước 1: Báo cáo cấp trên;

Bước 2: Chào cờ, hát Quốc ca;

Bước 3: Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu;

Bước 4: Công bố quyết định thành lập đơn vị mới, hoặc giao nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, hoặc báo cáo tổng kết khóa huấn luyện, khóa học;

Bước 5: Tuyên thệ:

1. Tổ Công an kỳ vào vị trí quy định;

2. Đại biểu tham gia dự lễ đứng nghiêm;

3. Đồng chí giữ Công an kỳ thực hiện động tác nâng Công an kỳ;

4. Đồng chí được phân công tuyên thệ lên vị trí quy định, đọc lời tuyên thệ và hôn Công an kỳ

- Đọc lời tuyên thệ:

+ Đồng chí lên tuyên thệ ra khỏi hàng quân, tay trái cầm lời tuyên thệ, kẹp sát sườn bên trái.

+ Đi đều đến cách Công an kỳ 5 đến 7 mét (m) chuyển thành đi nghiêm đến đối diện.

+ Cách Công an kỳ khoảng 3 mét (m) đứng nghiêm thực hiện động tác chào

+ Xưng danh đại diện đơn vị hoặc cá nhân đọc lời tuyên thệ rõ ràng, mạch lạc, dứt khoát;

+ Đọc xong, tay phải nắm lại và giơ thẳng lên, kết hợp hô to 3 lần “xin thề”, giữa mỗi lần hô “xin thề” có dừng lại.

+ Toàn đơn vị đồng thanh hô theo “xin thề”, không giơ tay.

- Hôn Công an kỳ:

+ Sau khi đọc lời tuyên thệ xong, đi nghiêm đến cách Công an kỳ khoảng 80 cen-ti-mét (cm).

+ Chân phải làm trụ, chân trái bước lên một bước, kết hợp 2 chân từ từ hạ người xuống, đùi chân phải thẳng với người, đầu gối phải quỳ xuống đất, mông không tỳ lên gót chân, cẳng chân trái và đùi tạo thành một góc khoảng 80 độ (o),

+ Hai tay đưa thẳng ra phía trước, tay trái cầm bản tuyên thệ, bàn tay phải ngửa, năm ngón tay khép lại đỡ phần dưới Công an kỳ.

+ Từ từ nâng lên, thu vào người, đầu cúi xuống hôn Công an kỳ bên phía gắn huân chương với thời gian khoảng 4 giây rồi ngẩng đầu lên nhìn Công an kỳ.

+ Hai tay từ từ rời khỏi lá Công an kỳ và đứng lên, chân trái kéo về thành tư thế đứng nghiêm, lùi một bước, thực hiện động tác chào, quay phải (trái) hoặc quay sau, đi nghiêm về vị trí ban đầu.

5. Đồng chí nâng Công an kỳ về tư thế giữ Công an kỳ; Tổ Công an kỳ quay phải (trái), vác Công an kỳ đi nghiêm về vị trí tập kết;

6. Đại biểu dự lễ ngồi xuống (nếu có ghế), đứng nghỉ (nếu không có ghế).

Bước 6: Thủ trưởng cấp trên phát biểu giao nhiệm vụ;

Bước 7: Đại diện lãnh đạo đơn vị, cá nhân lên phát biểu tiếp thu;

Bước 8: Duyệt đội ngũ (nếu có);

Bước 9: Kết thúc buổi lễ: Ban tổ chức tuyên bố kết thúc buổi lễ và cám ơn các đại biểu.

Trân trọng!

Cấp bậc hàm Công an nhân dân
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Cấp bậc hàm Công an nhân dân
Hỏi đáp Pháp luật
Các cấp bậc trong Công an nhân dân được quy định như thế nào? 3 sao 2 vạch là cấp gì trong Công an nhân dân?
Hỏi đáp Pháp luật
Tăng số lượng sĩ quan cấp bậc Thượng tướng trong Công an nhân dân từ ngày 15/8/2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc tổ chức lễ phong, thăng cấp bậc hàm trong Công an nhân dân được tiến hành như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cấp bậc hàm cao nhất với chức danh Giám đốc công an tỉnh là gì? Việc điều động Giám đốc công an tỉnh do ai quyết định?
Hỏi đáp pháp luật
Công an mang hàm cao hơn có thể làm cấp dưới của người mang hàm thấp hơn được không?
Hỏi đáp pháp luật
Hỏi về quy định phong quân hàm cho học viên gửi đào tạo ngoài ngành Công an nhân dân
Hỏi đáp pháp luật
Cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan Công an nhân dân như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan Công an nhân dân
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cấp bậc hàm Công an nhân dân
Phan Vũ Hiền Mai
845 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Cấp bậc hàm Công an nhân dân
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào