Chỉ dẫn sai về kiểu dáng công nghiệp bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp bị phạt như thế nào?
- Chỉ dẫn sai về kiểu dáng công nghiệp bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp bị phạt như thế nào?
- Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi chỉ dẫn sai về kiểu dáng công nghiệp bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là như thế nào?
- Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính hành vi chỉ dẫn sai về kiểu dáng công nghiệp bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là bao lâu?
Chỉ dẫn sai về kiểu dáng công nghiệp bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp bị phạt như thế nào?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 6 Nghị định 99/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 126/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về chỉ dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp như sau:
Vi phạm quy định về chỉ dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Chỉ dẫn sai về đối tượng, yếu tố được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, chủ thể quyền sở hữu công nghiệp, tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;
b) Chỉ dẫn sai về tình trạng pháp lý, phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp;
c) Chỉ dẫn sai hoặc không ghi chỉ dẫn về hàng hóa được sản xuất theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.
Như vậy, người nào có hành vi chỉ dẫn sai về kiểu dáng công nghiệp bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì có thể bị xử lý vi phạm hành chính là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Lưu ý: Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân (khoản 2 Điều 2 Nghị định 99/2013/NĐ-CP)
Chỉ dẫn sai về kiểu dáng công nghiệp bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp bị phạt như thế nào? (Hình từ internet)
Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi chỉ dẫn sai về kiểu dáng công nghiệp bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là như thế nào?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 6 Nghị định 99/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 126/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về chỉ dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp như sau:
Vi phạm quy định về chỉ dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
...
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, phương tiện kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Buộc cải chính công khai đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều này;
c) Buộc sửa đổi, bổ sung chỉ dẫn đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này.
Như vậy, bên cạnh việc bị xử phạt hành chính bằng tiền thì người có hành vi chỉ dẫn sai về kiểu dáng công nghiệp bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là;
- Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, phương tiện kinh doanh đối với hành vi vi phạm
- Buộc cải chính công khai đối với hành vi vi phạm
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính hành vi chỉ dẫn sai về kiểu dáng công nghiệp bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là bao lâu?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về thời hiệu xử lý vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
b) Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được quy định như sau:
Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu được áp dụng theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.
d) Trong thời hạn được quy định tại điểm a và điểm b khoản này mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
Như vậy, thời hiệu xử lý vi phạm hành chính về hành vi chỉ dẫn sai về kiểu dáng công nghiệp bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là 02 năm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Âm năm 2025 - Lịch Vạn Niên năm 2025: Chi tiết cả năm và các ngày đáng chú ý? Còn mấy ngày Thứ 2 nữa đến Tết Âm lịch 2025?
- Công chứng điện tử là gì? Công chứng viên được cung cấp dịch vụ công chứng điện tử khi nào?
- Link truy cập Cổng Dịch vụ công BHXH Việt Nam hiện nay?
- Vườn quốc gia Núi Chúa ở nước ta thuộc tỉnh nào?
- Chiến thắng nào đã buộc thực dân Pháp phải ký kết Hiệp định Giơ ne vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam?