Khi nào việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được coi là không có hiệu lực?

Xin hỏi: Khi nào việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được coi là không có hiệu lực? Vợ, chồng thỏa thuận đưa tài sản chung vào kinh doanh thì có được thỏa thuận bằng lời nói không?- Câu hỏi của anh Đức (Hải Phòng).

Khi nào việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được coi là không có hiệu lực?

Tại Điều 42 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu như sau:

Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu
Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
2. Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
a) Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng;
b) Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại;
c) Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản;
d) Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức;
đ) Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước;
e) Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Như vậy, việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được coi là không có hiệu lực khi:

- Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình;

- Ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

- Chia tài sản chung nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ:

+ Nuôi dưỡng, cấp dưỡng;

+ Bồi thường thiệt hại;

+ Thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản;

+ Trả nợ cho cá nhân, tổ chức;

+ Nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước;

+ Nghĩa vụ khác về tài sản.

Khi nào việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được coi là không có hiệu lực?

Khi nào việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được coi là không có hiệu lực? (Hình từ Internet)

Vợ, chồng thỏa thuận đưa tài sản chung vào kinh doanh thì có được thỏa thuận bằng lời nói không?

Tại Điều 25 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh như sau:

Đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh
1. Trong trường hợp vợ, chồng kinh doanh chung thì vợ, chồng trực tiếp tham gia quan hệ kinh doanh là người đại diện hợp pháp của nhau trong quan hệ kinh doanh đó, trừ trường hợp trước khi tham gia quan hệ kinh doanh, vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc Luật này và các luật liên quan có quy định khác.
2. Trong trường hợp vợ, chồng đưa tài sản chung vào kinh doanh thì áp dụng quy định tại Điều 36 của Luật này.

Tại Điều 36 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về tài sản chung được đưa vào kinh doanh như sau:

Tài sản chung được đưa vào kinh doanh
Trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó. Thỏa thuận này phải lập thành văn bản.

Như vậy, việc vợ, chồng thỏa thuận đưa tài sản chung vào kinh doanh thì không được thỏa thuận bằng lời nói mà phải lập thành văn bản.

Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được xác định là thời điểm nào?

Tại Điều 39 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân như sau:

Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
1. Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.
2. Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định.
3. Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
4. Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Như vậy, thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được xác định là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản thỏa thuận;

Trường hợp trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản thỏa thuận chia tài sản chung đó.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Lương Thị Tâm Như
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào