Xử lý vi phạm hành chính hành vi cản trở hoạt động thành tra chuyên ngành về tần số vô tuyến điện như thế nào?
- Xử lý vi phạm hành chính hành vi cản trở hoạt động thành tra chuyên ngành về tần số vô tuyến điện như thế nào?
- Cơ quan thanh tra và quản lý chuyên ngành về tần số vô tuyến điện gồm những cơ quan nào?
- Người có hành vi cản trở hoạt động thành tra chuyên ngành về tần số vô tuyến điện có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Xử lý vi phạm hành chính hành vi cản trở hoạt động thành tra chuyên ngành về tần số vô tuyến điện như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ như sau:
Hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi môi giới, giúp sức cho cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoặc nhiệm vụ khác của người thi hành công vụ theo quy định của pháp luật;
b) Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ;
c) Tổ chức, xúi giục, giúp sức, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.
3. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực chống người thi hành công vụ;
b) Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ;
c) Đưa tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất hối lộ cho người thi hành công vụ.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc xin lỗi công khai đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
Như vậy, người nào có hành vi cản trở hoạt động thành tra chuyên ngành về tần số vô tuyến điện có thể bị xử lý vi phạm hành chính phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng tuỳ vào mức độ vi phạm.
Lưu ý: Mức phạt tiền quy định ở trên là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)
Bên cạnh đó còn có biện pháp khắc phục hậu quả là buộc xin lỗi công khai.
Cơ quan thanh tra và quản lý chuyên ngành về tần số vô tuyến điện gồm những cơ quan nào?
Căn cứ quy định Điều 6 Luật Tần số vô tuyến điện 2009 quy định về cơ quan quản lý chuyên ngành tần số vô tuyến điện như sau:
Cơ quan quản lý chuyên ngành tần số vô tuyến điện
Cơ quan quản lý chuyên ngành tần số vô tuyến điện là cơ quan thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về tần số vô tuyến điện theo sự phân công, phân cấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Căn cứ quy định Điều 7 Luật Tần số vô tuyến điện 2009 quy định về Thanh tra chuyên ngành về tần số vô tuyến điện như sau:
Thanh tra chuyên ngành về tần số vô tuyến điện
Thanh tra chuyên ngành về tần số vô tuyến điện và tổ chức bộ máy thanh tra chuyên ngành do Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
Như vậy, cơ quan thanh tra và quản lý chuyên ngành về tần số vô tuyến điện gồm có:
- Cơ quan thanh tra chuyên ngành về tần số vô tuyến điện do Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
- Cơ quan quản lý chuyên ngành tần số vô tuyến điện là cơ quan thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về tần số vô tuyến điện theo sự phân công, phân cấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Xử lý vi phạm hành chính hành vi cản trở hoạt động thành tra chuyên ngành về tần số vô tuyến điện như thế nào? (Hình từ internet)
Người có hành vi cản trở hoạt động thành tra chuyên ngành về tần số vô tuyến điện có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Căn cứ quy định Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội chống người thi hành công vụ như sau:
Tội chống người thi hành công vụ
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;
d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
Như vậy, hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở hoạt động thành tra chuyên ngành về tần số vô tuyến điện có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chống người thi hành công vụ
Hình phạt đối với tội này có thể là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 07 năm tuỳ vào mức độ vi phạm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?