Người theo đạo có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

Cho hỏi: Người theo đạo có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Câu hỏi của anh Minh (Quảng Nam)

Người theo đạo có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

Căn cứ tại Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 49 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định về nghĩa vụ quân sự như sau:

Nghĩa vụ quân sự
1. Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.
2. Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật này.
3. Công dân phục vụ trong lực lượng Cảnh sát biển và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được coi là thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.
4. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình:
a) Dân quân thường trực có ít nhất 24 tháng phục vụ thì được công nhận hoàn thành thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình, do Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc trưởng thôn nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức;
b) Hoàn thành nhiệm vụ tham gia Công an xã liên tục từ đủ 36 tháng trở lên;
c) Cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên tốt nghiệp đại học trở lên, đã được đào tạo và phong quân hàm sĩ quan dự bị;
d) Thanh niên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp tình nguyện phục vụ tại đoàn kinh tế - quốc phòng từ đủ 24 tháng trở lên theo Đề án do Thủ tướng Chính phủ quyết định;
đ) Công dân phục vụ trên tàu kiểm ngư từ đủ 24 tháng trở lên.

Như vậy, công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định.

Chính vì vậy, công dân theo bất cứ tôn giáo nào cũng phải thực hiện nghĩa vụ quân sự nếu đáp ứng được các tiêu chuẩn theo quy định.

Người theo đạo thiên chúa có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

Người theo đạo có phải đi nghĩa vụ quân sự không? (Hình từ Internet)

Tự gây thương tích để trốn nghĩa vụ quân sự có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Theo Điều 332 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự cụ thể như sau:

Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự
1. Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình;
b) Phạm tội trong thời chiến;
c) Lôi kéo người khác phạm tội.

Như vậy, đối với việc tự gây thương tích để trốn nghĩa vụ quân sự sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt từ 01 đến 05 năm tù giam tùy vào mức độ nghiêm trọng của vụ việc.

Uống nhiều cà phê khi chuẩn bị khám nghĩa vụ quân sự được không?

Đầu tiên, tại Mục 6 Phụ lục IV phân loại sức khỏe theo thể lực và bệnh tật ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định về khám nội khoa như sau:

Khám nội khoa:
...
- Thống nhất cách đo huyết áp: Theo Quy trình đo huyết áp đúng (Ban hành kèm theo Quyết định số 3192/QĐ-BYT ngày 31/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp):
1. Nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh ít nhất 5 - 10 phút trước khi đo huyết áp.
2. Không dùng chất kích thích (cà phê, hút thuốc, rượu, bia) trước đó 2 giờ.
...

Dẫn chiếu đến Điều 10 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về các hành vị bị nghiêm cấm cụ thể như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.
2. Chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự.
3. Gian dối trong khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
4. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về nghĩa vụ quân sự.
5. Sử dụng hạ sĩ quan, binh sĩ trái quy định của pháp luật.
6. Xâm phạm thân thể, sức khỏe; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của hạ sĩ quan, binh sĩ.

Như vậy, trong trường hợp này, cà phê được xem là chất kính thích và không được uống trước 02 giờ khi chuẩn bị khám sức khỏe.

Do đó, việc uống nhiều cà phê khi chuẩn bị khám nghĩa vụ quân sự là một trong các hành vi bị nghiêm cấm. Người vi phạm những điều cấm này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Trân trọng!

Nghĩa vụ quân sự
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Nghĩa vụ quân sự
Hỏi đáp Pháp luật
Sinh viên đã tốt nghiệp đại học đi làm rồi thì có phải đi nghĩa vụ quân sự không?
Hỏi đáp Pháp luật
NVQS 2025: Mẫu đơn xin hoãn nghĩa vụ quân sự dành cho người đang đi học? Hướng dẫn cách xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghĩa vụ quân sự 2025 đi mấy năm? Thời gian đi nghĩa vụ quân sự 2025 là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trưởng Trạm Y tế xã có được làm Thư ký Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự không?
Hỏi đáp Pháp luật
Dấu hiệu cấu thành tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự theo pháp luật Hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn tiêu chuẩn nữ đi nghĩa vụ quân sự 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Cận 3 độ có phải đi nghĩa vụ quân sự 2025 hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Bị sỏi thận có được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hoãn nghĩa vụ quân sự bao nhiêu lần thì không phải đi nghĩa vụ quân sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Tra cứu danh sách công dân trúng tuyển nghĩa vụ quân sự 2025 ở đâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Nghĩa vụ quân sự
Nguyễn Trần Cao Kỵ
2,970 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào