Tác phẩm có chứa bản sao tác phẩm nhưng đã được phép của chủ sở hữu tác phẩm đó thì có được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu không?

Xin hỏi: 15 trường hợp nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt 2023? Tác phẩm có chứa bản sao tác phẩm nhưng đã được phép của chủ sở hữu tác phẩm đó thì có được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu không? Câu hỏi của anh Khang - Long An

15 trường hợp nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt 2023?

Tại khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung bởi khoản 22 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 có quy định 15 trường hợp nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt bao gồm:

(1) Hình và hình hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc ngôn ngữ không thông dụng, trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu trước ngày nộp đơn;

(2) Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ, tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào, hình dạng thông thường của hàng hóa hoặc một phần của hàng hóa, hình dạng thông thường của bao bì hoặc vật chứa hàng hóa đã được sử dụng thường xuyên và thừa nhận rộng rãi trước ngày nộp đơn;

(3) Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hóa, dịch vụ hoặc dấu hiệu làm gia tăng giá trị đáng kể cho hàng hóa, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước ngày nộp đơn;

(4) Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh;

(5) Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu trước ngày nộp đơn hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;

(6) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của tổ chức, cá nhân khác được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

Trừ trường hợp đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 95 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 hoặc bị hủy bỏ hiệu lực theo quy định tại Điều 96 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 theo thủ tục quy định tại điểm b khoản 3 Điều 117 Luật Sở hữu trí tuệ 2005;

(7) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên;

(8) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của tổ chức, cá nhân khác đã được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự mà đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt hiệu lực chưa quá ba năm,

Trừ trường hợp đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 95 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 theo thủ tục quy định tại điểm b khoản 3 Điều 117 Luật Sở hữu trí tuệ 2005;

(9) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nhãn hiệu nổi tiếng của người khác trước ngày nộp đơn đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc

Đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng;

(10) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;

(11) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lý của hàng hoá;

(12) Dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý hoặc có chứa chỉ dẫn địa lý hoặc được dịch nghĩa, phiên âm từ chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ cho rượu vang, rượu mạnh nếu dấu hiệu được đăng ký để sử dụng cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó;

(13) Dấu hiệu trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp của người khác đã hoặc đang được bảo hộ trên cơ sở đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn so với ngày nộp đơn, ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu;

(14) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên giống cây trồng đã hoặc đang được bảo hộ tại Việt Nam nếu dấu hiệu đó đăng ký cho hàng hóa là giống cây trồng cùng loài hoặc thuộc loài tương tự hoặc sản phẩm thu hoạch từ giống cây trồng;

(15) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên gọi, hình ảnh của nhân vật, hình tượng trong tác phẩm thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả của người khác đã được biết đến một cách rộng rãi trước ngày nộp đơn, trừ trường hợp được phép của chủ sở hữu tác phẩm đó.

Tác phẩm có chứa bản sao tác phẩm nhưng đã được phép của chủ sở hữu tác phẩm đó thì có được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu không?

Tác phẩm có chứa bản sao tác phẩm nhưng đã được phép của chủ sở hữu tác phẩm đó thì có được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu không? (Hình từ Internet)

Đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng dựa vào tiêu chí nào?

Tại Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 23 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 có quy định việc xem xét, đánh giá một nhãn hiệu là nổi tiếng được lựa chọn từ một số hoặc tất cả 08 tiêu chí sau:

- Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;

- Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;

- Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;

- Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;

- Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;

- Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;

- Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;

- Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.

Tác phẩm có chứa bản sao tác phẩm nhưng đã được phép của chủ sở hữu tác phẩm đó thì có được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu không?

Tại Điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung bởi khoản 21 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 có quy định về dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu như sau:

Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu
Các dấu hiệu sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu:
1. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và của các nước, quốc tế ca;
2. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;
3. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;
4. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;
5. Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.
6. Dấu hiệu là hình dạng vốn có của hàng hóa hoặc do đặc tính kỹ thuật của hàng hóa bắt buộc phải có;
7. Dấu hiệu chứa bản sao tác phẩm, trừ trường hợp được phép của chủ sở hữu tác phẩm đó.

Như vậy, tác phẩm có chứa bản sao tác phẩm nhưng đã được phép của chủ sở hữu tác phẩm đó thì vẫn được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu.

Ngược lại nếu chứa bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu tác phẩm thì sẽ không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu.

Trân trọng!

Tác phẩm
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tác phẩm
Hỏi đáp pháp luật
Tác phẩm là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Báo điện tử sử dụng tác phẩm phải trả tiền nhuận bút cho tác giả là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Tác phẩm có chứa bản sao tác phẩm nhưng đã được phép của chủ sở hữu tác phẩm đó thì có được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu không?
Hỏi đáp pháp luật
Bản quyền đối với tác phẩm được số hóa
Hỏi đáp pháp luật
Trường hợp nào sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép
Hỏi đáp pháp luật
Loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
Hỏi đáp pháp luật
Trích dẫn tác phẩm của người khác không nêu tác giả phạt như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
Hỏi đáp pháp luật
Mức phạt khi xâm phạm quyền đứng tên, đặt tên tác phẩm?
Hỏi đáp pháp luật
Khái niệm về sản phẩm, tác phẩm thủ công mỹ nghệ trong quy chế phong tặng danh hiệu Nghệ nhân?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tác phẩm
Lương Thị Tâm Như
1,312 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào