Bán quần áo làm nhái lại thương hiệu của các nhãn hàng nổi tiếng thì bị xử lý như thế nào?

Cho tôi hỏi, bán quần áo làm nhái lại thương hiệu của các nhãn hàng nổi tiếng thì bị xử lý như thế nào? Câu hỏi của anh Hiếu (Quảng Bình)

Bán quần áo làm nhái lại thương hiệu của các nhãn hàng nổi tiếng thì bị xử lý như thế nào?

Căn cứ quy định Điều 11 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa như sau:

Hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa
1. Đối với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa quy định tại điểm đ khoản 7 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều này đối với hành vi nhập khẩu hàng giả hoặc hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, thuốc, nguyên liệu làm thuốc mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Là thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trông thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi;
c) Là mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, chất tẩy rửa, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.
...

Như vậy, hành vi bán quần áo làm nhái lại thương hiệu của các nhãn hàng nổi tiếng có thể bị xử lý vi phạm hành chính phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng tuỳ thuộc vào mức độ vi phạm.

Lưu ý: Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân (khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP)

Bán quần áo làm nhái lại thương hiệu của các nhãn hàng nổi tiếng thì bị xử lý như thế nào?

Bán quần áo làm nhái lại thương hiệu của các nhãn hàng nổi tiếng thì bị xử lý như thế nào? (Hình từ internet)

Hình thức xử phạt bổ sung và khắc phục hậu quả cho hành vi bán quần áo làm nhái lại thương hiệu của các nhãn hàng nổi tiếng như thế nào?

Căn cứ quy định khoản 3, khoản 4 Điều 11 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định về hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa như sau:

Hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa
...
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 1 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả hoặc buộc tiêu hủy hàng giả đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản này;
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng giả đối với hành vi nhập khẩu hàng giả quy định tại Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

Như vậy, hình thức xử phạt bổ sung và khắc phục hậu quả cho hành vi bán quần áo làm nhái lại thương hiệu của các nhãn hàng nổi tiếng như sau:

- Hình thức xử phạt bổ sung:

+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm buôn bán hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả hoặc buộc tiêu hủy hàng giả đối với hành vi vi phạm, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.

+ Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng giả đối với hành vi nhập khẩu hàng giả.

+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Buôn bán bán quần áo làm nhái lại thương hiệu của các nhãn hàng nổi tiếng thì có vi phạm luật sở hữu trí tuệ?

Căn cứ quy định Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý như sau:

Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý
1. Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:
a) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
b) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
c) Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
d) Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
2. Mọi hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã được sử dụng trước cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó đều bị coi là xâm phạm quyền đối với tên thương mại.

Như vậy, hành vi buôn bán bán quần áo làm nhái lại thương hiệu của các nhãn hàng nổi tiếng đã xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu. Chính vi vậy hành vi này là hành vi vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ.

Trân trọng!

Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Hỏi đáp Pháp luật
Hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì được áp dụng những biện pháp khẩn cấp tạm thời nào để xử lý?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nào bị xử phạt vi phạm hành chính?
Hỏi đáp Pháp luật
Bán quần áo làm nhái lại thương hiệu của các nhãn hàng nổi tiếng thì bị xử lý như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Có được trưng bày triển lãm thương mại với hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ không?
Hỏi đáp pháp luật
Những hành vi nào thì bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt hành chính?
Hỏi đáp pháp luật
Quyết định của Tòa án áp dụng các biện pháp dân sự trong vụ án xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Hỏi đáp pháp luật
Trưng bày hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại hội chợ bị xử phạt ra sao?
Hỏi đáp pháp luật
04 biện pháp khẩn cấp tạm thời áp dụng đối với hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Hỏi đáp pháp luật
Hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có bị ngừng cấp mã hóa đơn điện tử không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Đinh Khắc Vỹ
3,249 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào