Cách tính phụ cấp thâm niên đối với giáo viên THPT năm 2023?
Hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT được bổ sung bởi khoản 1 Điều 4 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT quy định hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học như sau:
- Giáo viên trung học phổ thông hạng III - Mã số V.07.05.15.
- Giáo viên trung học phổ thông hạng II - Mã số V.07.05.14.
- Giáo viên trung học phổ thông hạng I - Mã số V.07.05.13.
Cách tính phụ cấp thâm niên đối với giáo viên THPT năm 2023? (Hình từ Internet).
Bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT phải đảm bảo nguyên tắc nào?
Theo quy định Điều 6 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT cụ thể như:
Nguyên tắc bổ nhiệm theo chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên trung học phổ thông
1. Việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên trung học phổ thông quy định tại Thông tư này phải căn cứ vào vị trí việc làm đang đảm nhận, đạt tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp được quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5 và quy định tại Điều 7 của Thông tư này.
2. Khi bổ nhiệm giáo viên từ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông theo quy định tại Thông tư liên tịch số 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông công lập (sau đây viết tắt là Thông tư liên tịch số 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV) vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông theo quy định tại Thông tư này thì không được kết hợp thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
3. Không căn cứ trình độ được đào tạo để bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn hạng chức danh nghề nghiệp đã trúng tuyển đối với giáo viên trung học phổ thông mới được tuyển dụng.
Theo đó, bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT phải bảo đảm các điều kiện sau:
- Việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT phải căn cứ vào vị trí việc làm đang đảm nhận, đạt tiêu chuẩn theo từng hạng chức danh nghề nghiệp.
- Không được kết hợp thăng hạng chức danh nghề nghiệp khi bổ nhiệm từ giáo viên THPT theo Thông tư liên tịch 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV vào chức danh nghề nghiệp giáo viên Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT.
- Không căn cứ trình độ được đào tạo để bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn hạng chức danh nghề nghiệp đã trúng tuyển đối với giáo viên THPT được tuyển dụng.
Xác định mức phụ cấp thâm niên đối với giáo viên THPT năm 2023?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 77/2022/NĐ-CP quy định về mức phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo như sau:
Mức phụ cấp thâm niên
1. Nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng) được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.
2. Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
......
Ngoài ra theo quy định Điều 8 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT quy định về cách xếp lương đối với giáo viên THPT.
Cách xếp lương
1. Viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông quy định tại Thông tư này được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:
a) Giáo viên trung học phổ thông hạng III, mã số V.07.05.15, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
b) Giáo viên trung học phổ thông hạng II, mã số V.07.05.14, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38;
c) Giáo viên trung học phổ thông hạng I, mã số V.07.05.13, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
2. Việc xếp lương khi bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức và theo quy định hiện hành của pháp luật. Khi thực hiện chính sách tiền lương mới, việc xếp sang lương mới thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP quỵ định về mức lương cơ sở
Mức lương cơ sở
.....
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng
Thông qua các căn cứ trên, mức phụ cấp thâm niên hàng tháng sẽ được xác định dựa trên công thức như sau:
Mức tiền phụ cấp thâm niên | = | Hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng | x | Mức lương cơ sở do Chính phủ quy định từng thời kỳ | x | Mức (%) phụ cấp thâm niên được hưởng |
Trong đó:
- Mức lương cơ sở hiện tại: 1.800.000 đồng/tháng.
Hệ số lương giáo viên THPT được quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP
- Giáo viên THPT hạng III có hệ số lương hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
- Giáo viên THPT hạng II có hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38.
- Giáo viên THPT hạng I có hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
Như vậy, mức phụ cấp thâm niên đối với giáo viên THPT năm 2023 được trả hàng tháng và phụ thuộc vào hệ số lương, hệ số phụ cấp, mức % phụ cấp thâm niên, mức lương cơ sở.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?