Cách tính phụ cấp thâm niên của sĩ quan trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay?

Cho tôi hỏi cách tính phụ cấp thâm niên của sĩ quan trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay? Câu hỏi từ anh Duy (Hà Giang)

Hệ thống cấp bậc quân hàm sĩ quan trong Quân đội nhân dân Việt Nam?

Theo quy định tại Điều 10 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định hệ thống cấp bậc quân hàm sĩ quan trong Quân đội nhân dân Việt Nam:

Hệ thống cấp bậc quân hàm sĩ quan
Hệ thống cấp bậc quân hàm của sĩ quan gồm ba cấp, mười hai bậc:
1. Cấp Uý có bốn bậc:
Thiếu uý;
Trung uý;
Thượng uý;
Đại uý.
2. Cấp Tá có bốn bậc:
Thiếu tá;
Trung tá;
Thượng tá;
Đại tá.
3. Cấp Tướng có bốn bậc:
Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân;
Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân;
Thượng tướng, Đô đốc Hải quân;
Đại tướng.

Như vậy, hệ thống cấp bậc quân hàm sĩ quan trong Quân đội nhân dân Việt Nam được quy định như sau:

- Cấp Uý có bốn bậc: Thiếu uý; Trung uý; Thượng uý; Đại uý.

- Cấp Tá có bốn bậc:Thiếu tá; Trung tá; Thượng tá; Đại tá.

- Cấp Tướng có bốn bậc: Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân; Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân; Thượng tướng, Đô đốc Hải quân; Đại tướng.

Ngoài ra tại khoản 1 Điều 13 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008 quy định tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan tại Việt Nam:

- Theo cấp bậc quân hàm:

+ Cấp Uý: nam 46, nữ 46;

+ Thiếu tá: nam 48, nữ 48

+ Trung tá: nam 51, nữ 51;

+ Thượng tá: nam 54, nữ 54;

+ Đại tá: nam 57, nữ 55;

+ Cấp Tướng: nam 60, nữ 55.

- Theo chức vụ chỉ huy đơn vị:

+ Trung đội trưởng 30;

+ Đại đội trưởng 35;

+ Tiểu đoàn trưởng 40;

+ Trung đoàn trưởng 45;

+ Lữ đoàn trưởng 48;

+ Sư đoàn trưởng 50;

+ Tư lệnh Quân đoàn 55;

+ Tư lệnh Quân khu, Tư lệnh Quân chủng 60.

Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan giữ chức vụ lãnh đạo, chỉ huy trong các đơn vị kỹ thuật, chuyên môn, quân sự địa phương và dự bị động viên có thể cao hơn hạn tuổi cao nhất của chức vụ tương ứng quy định tại khoản này nhưng không quá 5 tuổi.

Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan giữ chức vụ chỉ huy, quản lý đơn vị theo quy định không vượt quá hạn tuổi cao nhất của sĩ quan theo quy định

Theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 quy định về chức vụ cơ bản của sĩ quan như sau:

- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

- Tổng Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;

- Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục;

- Tư lệnh Quân khu, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh Quân chủng, Chính ủy Quân chủng;

- Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Chính ủy Bộ đội Biên phòng;

- Tư lệnh Quân đoàn, Chính ủy Quân đoàn;

- Tư lệnh Binh chủng, Chính ủy Binh chủng;

- Tư lệnh Vùng Hải quân, Chính ủy Vùng Hải quân;

- Sư đoàn trưởng, Chính ủy Sư đoàn;

- Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh), Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh;

- Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh;

- Lữ đoàn trưởng, Chính ủy Lữ đoàn;

- Trung đoàn trưởng, Chính ủy Trung đoàn;

- Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện), Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp huyện;

- Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên Tiểu đoàn;

- Đại đội trưởng, Chính trị viên Đại đội;

- Trung đội trưởng.

Cách tính phụ cấp thâm niên của sĩ quan trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay?(Hình từ Internet)

Các trường hợp được hưởng thâm niên trong quân đội?

Sĩ quan tại ngũ quy định tại Điều 31 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 sửa đổi bởi Điều 1 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014

- Chế độ tiền lương và phụ cấp do Chính phủ quy định; Thâm niên tính theo mức lương hiện hưởng và thời gian phục vụ tại ngũ.

Sĩ quan được hưởng phụ cấp, trợ cấp như đối với cán bộ, công chức có cùng điều kiện làm việc và phụ cấp, trợ cấp có tính chất đặc thù quân sự;

Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ quy định tại Điều 37 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008

- Sĩ quan khi nghỉ hưu được hưởng phụ cấp thâm niên tính theo thời gian phục vụ tại ngũ và cấp bậc quân hàm tại thời điểm chuyển ngành;

- Trường hợp mức lương hiện hưởng thấp hơn mức lương sĩ quan tại thời điểm chuyển ngành thì được lấy mức lương sĩ quan tại thời điểm chuyển ngành để tính lương hưu;

Ngoài ra, tại Điều 2 Thông tư 224/2017/TT-BQP quy định các đối tượng khác có thể hưởng chế độ thâm niên trong quân đội:

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng đang công tác, làm việc tại các cơ quan, đơn vị.

- Các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan

Công thức tính thâm niên trong quân đội như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 224/2017/TT-BQP quy định về công thức tính thâm niên như sau:

Chế độ phụ cấp thâm niên
1. Điều kiện áp dụng và mức phụ cấp
Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này có thời gian phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội đủ 5 năm (đủ 60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ 6 trở đi mỗi năm (12 tháng) được tính thêm 1%.
...

Như vậy, công thức tính thâm niên trong quân đội như sau:

Đối tượng có thời gian phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội đủ 5 năm (đủ 60 tháng) = 5% mức lương hiện hưởng + Phụ cấp chức vụ lãnh đạo + Phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có);

Đối tượng có thời gian phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội từ 6 năm trở lên = ((5% + (Số năm phục vụ – 5)%)) x (mức lương)) + Phụ cấp chức vụ lãnh đạo + Phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có);

Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên được quy định

- Thời gian phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội;

- Thời gian hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành, nghề khác được cộng dồn với thời gian theo quy định

Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên nếu có đứt quãng thì được cộng dồn.

- Trong cùng một thời điểm làm việc, được hưởng nhiều loại phụ cấp thâm niên (của nhiều ngành, nghề khác nhau) thì chỉ được hưởng một loại phụ cấp thâm niên.

Thời gian không được tính hưởng phụ cấp thâm niên:

- Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử;

- Thời gian chấp hành hình phạt tù giam;

- Thời gian đào ngũ;

- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;

- Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Trân trọng!

Quân đội Nhân dân Việt Nam
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quân đội Nhân dân Việt Nam
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin ra khỏi ngành Quân đội mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức lương cấp bậc quân hàm sĩ quan và cấp hàm cơ yếu từ ngày 01/7/2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách tính phụ cấp thâm niên của sĩ quan trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Phi công quân sự, thành viên tổ bay trong Quân đội nhân dân Việt Nam được phân cấp kỹ thuật theo tiêu chuẩn nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện phong cấp, hạ cấp kỹ thuật phi công quân sự, thành viên tổ bay trong Quân đội nhân dân Việt Nam là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Các chức năng của cục Chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Cơ quan chính trị các cấp trong Quân đội nhân dân Việt Nam có nhiệm vụ gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quân đội Nhân dân Việt Nam
Phan Vũ Hiền Mai
8,414 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Quân đội Nhân dân Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quân đội Nhân dân Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào