Doanh nghiệp có phải báo cáo khi xử lý dữ liệu cá nhân không?

Cho tôi hỏi doanh nghiệp có phải báo cáo khi xử lý dữ liệu cá nhân không? (Câu hỏi của chị Thư - Di Linh).

Hành vi nào bị nghiêm cấm khi xử lý dữ liệu cá nhân?

Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 13/2023/NĐ-CP quy định các hành vi bi nghiêm cấm khi xử lý dữ liệu cá nhân bao gồm như sau:

- Xử lý dữ liệu cá nhân trái với quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

- Xử lý dữ liệu cá nhân để tạo ra thông tin, dữ liệu nhằm chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Xử lý dữ liệu cá nhân để tạo ra thông tin, dữ liệu gây ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.

- Cản trở hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân của cơ quan có thẩm quyền.

- Lợi dụng hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân để vi phạm pháp luật.

Doanh nghiệp có phải báo cáo khi xử lý dữ liệu cá nhân không? (Hình từ Internet).

Doanh nghiệp có phải báo cáo khi xử lý dữ liệu cá nhân không? (Hình từ Internet).

Trường hợp nào xử lý dữ liệu cá nhân không cần sự đồng ý của chủ dữ liệu?

Theo quy định Điều 17 Nghị định 13/2023/NĐ-CP quy định về xử lý dữ liệu cá nhân trong trường hợp không cần sự đồng ý của chủ dữ liệu như sau:

Xử lý dữ liệu cá nhân trong trường hợp không cần sự đồng ý của chủ thể dữ liệu
1. Trong trường hợp khẩn cấp, cần xử lý ngay dữ liệu cá nhân có liên quan để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của chủ thể dữ liệu hoặc người khác. Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên thứ ba có trách nhiệm chứng minh trường hợp này.
2. Việc công khai dữ liệu cá nhân theo quy định của luật.
3. Việc xử lý dữ liệu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm; khi có nguy cơ đe dọa an ninh, quốc phòng nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp; phòng, chống bạo loạn, khủng bố, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật theo quy định của luật.
4. Để thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng của chủ thể dữ liệu với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của luật.
5. Phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước đã được quy định theo luật chuyên ngành.

Như vậy, trường hợp xử lý dữ liệu cá nhân không cần sự đồng ý của chủ thể dữ liệu cụ thể như:

- Trường hợp khẩn cấp cần xử lý dữ liệu cá nhân để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của chủ dữ liệu hoặc người khác.

- Công khai dữ liệu cá nhân theo quy định của luật.

- Xử lý dữ liệu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm,....

- Xử lý dữ liệu nhằm thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng của chủ thể dữ liệu với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

- Xử lý dữ liệu cá nhân nhằm phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước

Doanh nghiệp có phải báo cáo khi xử lý dữ liệu cá nhân không?

Theo quy định tại Điều 24 Nghị định 13/2023/NĐ-CP quy định về đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân

Đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân
1. Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân lập và lưu giữ Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân của mình kể từ thời điểm bắt đầu xử lý dữ liệu cá nhân.
......
2. Bên Xử lý dữ liệu cá nhân tiến hành lập và lưu giữ Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân trong trường hợp thực hiện hợp đồng với Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân
......
3. Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được xác lập bằng văn bản có giá trị pháp lý của Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân hoặc Bên Xử lý dữ liệu cá nhân.
4. Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân phải luôn có sẵn để phục vụ hoạt động kiểm tra, đánh giá của Bộ Công an và gửi Bộ Công an (Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao) 01 bản chính theo Mẫu số 04 tại Phụ lục của Nghị định này trong thời gian 60 ngày kể từ ngày tiến hành xử lý dữ liệu cá nhân.
5. Bộ Công an (Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao) đánh giá, yêu cầu Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân hoàn thiện Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và đúng quy định.
...........

Bên cạnh đó, theo Điều 25 Nghị định 13/2023/NĐ-CP quy định về chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài cụ thể như:

Chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài
1. Dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam được chuyển ra nước ngoài trong trường hợp Bên chuyển dữ liệu ra nước ngoài lập Hồ sơ đánh giá tác động chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài và thực hiện các thủ tục theo quy định tại khoản 3, 4 và 5 Điều này. Bên chuyển dữ liệu ra nước ngoài bao gồm Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân, Bên thứ ba.
.....
3. Hồ sơ đánh giá tác động chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài phải luôn có sẵn để phục vụ hoạt động kiểm tra, đánh giá của Bộ Công an.
Bên chuyển dữ liệu ra nước ngoài gửi 01 bản chính hồ sơ tới Bộ Công an (Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao) theo Mẫu số 06 tại Phụ lục của Nghị định này trong thời gian 60 ngày kể từ ngày tiến hành xử lý dữ liệu cá nhân.
4. Bên chuyển dữ liệu thông báo gửi Bộ Công an (Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao) thông tin về việc chuyển dữ liệu và chi tiết liên lạc của tổ chức, cá nhân phụ trách bằng văn bản sau khi việc chuyển dữ liệu diễn ra thành công.
5. Bộ Công an (Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao) đánh giá, yêu cầu Bên chuyển dữ liệu ra nước ngoài hoàn thiện Hồ sơ đánh giá tác động chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và đúng quy định.
.....
7. Căn cứ tình hình cụ thể, Bộ Công an quyết định việc kiểm tra chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài 01 lần/năm, trừ trường hợp phát hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Nghị định này hoặc để xảy ra sự cố lộ, mất dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam.
......

Dựa theo căn cứ trên, đối với hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân thì các tổ chức sau phải lập hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân kể từ thời điểm bắt đầu xử lý dữ liệu cá nhân cụ thể là:

- Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân.

- Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân.

Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân phải luôn có sẵn để phục vụ hoạt động kiểm tra, đánh giá của Bộ Công an (Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao) và gửi Bộ Công an trong thời gian 60 ngày kể từ ngày tiến hành xử lý dữ liệu cá nhân.

Ngoài ra, đối với chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài, Bên chuyển dữ liệu ra nước ngoài phải lập Hồ sơ đánh giá tác động chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài.

Đồng thời gửi 01 bản chính hồ sơ tới Bộ Công an (Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao) trong thời gian 60 ngày kể từ ngày tiến hành xử lý dữ liệu cá nhân.

Chính vì vậy, khi xử lý dữ liệu cá nhân, doanh nghiệp phải báo cáo cho Bộ Công an thông qua Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu hoặc Hồ sơ đánh giá tác động chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài.

Trân trọng!

Doanh nghiệp
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Doanh nghiệp
Hỏi đáp Pháp luật
CFO là gì? CFO viết tắt của từ gì? Giám đốc công ty cổ phần có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp là gì? Có những loại hình doanh nghiệp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
COO là gì? COO là viết tắt của từ gì? Công ty TNHH 1 thành viên có được thuê Giám đốc để điều hành hoạt động kinh doanh của công ty không?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp nhỏ là gì? Một số thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp nhỏ là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ năng lực công ty gồm những gì? Hiện nay doanh nghiệp được hưởng những quyền lợi gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhiệm kỳ phó giám đốc doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp thoái vốn là gì? Các hình thức doanh nghiệp thoái vốn hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Thanh tra các doanh nghiệp kê khai khống các khoản chi phí tiền lương?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh trên không gian mạng cung cấp dịch vụ liên tục thông qua giao dịch từ xa phải cung cấp những thông tin nào cho người tiêu dùng?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ năm 2025, điều tra doanh nghiệp phải bảo đảm các yêu cầu gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Doanh nghiệp
Dương Thanh Trúc
7,793 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào