Mẫu bản kiểm điểm cuối năm của giáo viên mới nhất 2023?
Mẫu bản kiểm điểm cuối năm của giáo viên mới nhất 2023?
Bản kiểm điểm là một văn bản do một cá nhân viết để tự xem xét, đánh giá lại hành vi của bản thân khi mắc lỗi hoặc kiểm điểm bản thân trong một khoảng thời gian để làm gì và làm được gì hay đưa, để từ đó có thể rút ra được kinh nghiệm và đưa ra định hướng kế hoạch cho thời gian sắp tới.
Hiện nay, cấp bậc nào cũng cần phải có thể lệ và quy định về bản kiểm điểm này. Được dùng phổ biển và rộng rãi từ các công việc và ngành nghề khác nhau, từ học sinh cho đến công sở.
Tải về mẫu bản kiểm điểm cuối năm của giáo viên mới nhất:
Giáo viên phải có nghĩa vụ đối với đạo đức nhà giáo như thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Quy định về đạo đức nhà giáo ban hành kèm theo Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT quy định về đạo đức nhà giáo do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về việc giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo như sau:
- Không lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi trái pháp luật, quy chế, quy định; không gây khó khăn, phiền hà đối với người học và nhân dân.
- Không gian lận, thiếu trung thực trong học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục.
- Không trù dập, chèn ép và có thái độ thiên vị, phân biệt đối xử, thành kiến người học; không tiếp tay, bao che cho những hành vi tiêu cực trong giảng dạy, học tập, rèn luyện của người học và đồng nghiệp.
- Không xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người học, đồng nghiệp, người khác. Không làm ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt của đồng nghiệp và người khác.
- Không tổ chức dạy thêm, học thêm trái với quy định.
- Không hút thuốc lá, uống rượu, bia trong công sở, trong trường học và nơi không được phép hoặc khi thi hành nhiệm vụ giảng dạy và tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường.
- Không sử dụng điện thoại di động và làm việc riêng trong các cuộc họp, trong khi lên lớp, học tập, coi thi, chấm thi.
- Không gây bè phái, cục bộ địa phương, làm mất đoàn kết trong tập thể và trong sinh hoạt tại cộng đồng.
- Không được sử dụng bục giảng làm nơi tuyên truyền, phổ biến những nội dung trái với quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Không trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ, tự ý bỏ việc; không đi muộn về sớm, bỏ giờ, bỏ buổi dạy, cắt xén, dồn ép chương trình, vi phạm quy chế chuyên môn làm ảnh hưởng đến kỷ cương, nề nếp của nhà trường.
- Không tổ chức, tham gia các hoạt động liên quan đến tệ nạn xã hội như:
+ Cờ bạc, mại dâm, ma tuý, mê tín, dị đoan;
+ Không sử dụng, lưu giữ, truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy, độc hại.
Mẫu bản kiểm điểm cuối năm của giáo viên mới nhất 2023? (Hình từ Internet)
Giáo viên là viên chức tự ý nghỉ dạy bị xử lý như thế nào?
Đầu tiên, tại khoản 1 Điều 19 Luật Viên chức 2010 có quy định giáo viên không được trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công.
Dẫn chiếu tại Điều 52 Luật Viên chức 2010 quy định về các hình thức kỷ luật đối với viên chức cụ thể như sau?
Các hình thức kỷ luật đối với viên chức
1. Viên chức vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Cách chức;
d) Buộc thôi việc.
2. Viên chức bị kỷ luật bằng một trong các hình thức quy định tại khoản 1 Điều này còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan.
3. Hình thức kỷ luật cách chức chỉ áp dụng đối với viên chức quản lý.
4. Quyết định kỷ luật được lưu vào hồ sơ viên chức.
5. Chính phủ quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với viên chức.
Đối với trước đây theo Điều 10, 11 và 13 Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức quy định về các hình thức kỷ luật đối với giáo viên như sau:
- Khiển trách: Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 03 đến dưới 05 ngày làm việc trong một tháng được tính trong tháng dương lịch hoặc từ 03 đến dưới 05 ngày làm việc liên tiếp, mà không có lý do chính đáng.
- Cảnh cáo: Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 05 đến dưới 07 ngày làm việc trong một tháng được tính trong tháng dương lịch hoặc từ 05 đến dưới 07 ngày làm việc liên tiếp, mà không có lý do chính đáng.
- Buộc thôi việc: Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà không có lý do chính đáng được tính trong tháng dương lịch; năm dương lịch.
Tuy nhiên, đến ngày 20/9/2020 khi mà Nghị định 112/2020/NĐ-CP có hiệu lực thì đã bãi bỏ các quy định trên của Nghị định 27/2012/NĐ-CP tại điểm b khoản 2 ĐIều 44 Nghị định 112/2020/NĐ-CP.
Như vậy, từ khi Nghị định 112/2020/NĐ-CP có hiệu lực đã không còn quy định cụ thể về xử lý kỷ luật giáo viên là viên chức tự ý nghỉ dạy không có lý do chính đáng mà sẽ căn cứ vào quy chế trường, mức độ vi phạm, hậu quả, để áp dụng biện pháp kỷ luật phù hợp.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?