Phạm vi hoạt động phương tiện vận tải đường thủy theo Hiệp định Chính phủ Việt Nam và Chính phủ hoàng gia Campuchia năm 2023?

Cho tôi hỏi Phạm vi hoạt động phương tiện đường thủy theo Hiệp định Chính phủ Việt Nam và Chính phủ hoàng gia Campuchia năm 2023? (Câu hỏi của anh Khánh - Hải Dương)

Phạm vi Hiệp định Chính phủ Việt Nam và Chính phủ hoàng gia Campuchia về vận tải đường thủy bao gồm nội dung gì?

Theo Điều 3 Hiệp định giữa Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ hoàng gia Campuchia về vận tải đường thủy quy định phạm vi Hiệp định bao gồm các nội dung như sau:

- Tự do giao thông thủy đối với mục đích vận tải quá cảnh và vận tải qua biên giới sẽ được áp dụng trên các tuyến đường thủy được quy định tại Hiệp định.

- Tự do giao thông thủy được áp dụng cho các đối tượng sau đây phù hợp với những hạn chế quy định trong Hiệp định này:

+ Tàu của các Bên Ký kết và tàu của các quốc gia thứ ba.

+ Các hoạt động vận tải thủy nội địa và vận tải biển.

+ Các hoạt động vận tải quá cảnh và vận tải qua biên giới.

+ Các hoạt động vận chuyển hành khách và hàng hóa.

- Tự do giao thông thủy bao gồm quyền sử dụng các tuyến vào cảng, bến cảng và cụm cảng được nêu trong Phụ lục C, như một phần không thể tách rời của Hiệp định.

- Mọi đối tượng được hưởng quyền tự do giao thông thủy đều được vận dụng trực tiếp và tuân theo những điều khoản của Hiệp định.

- Hiệp định này không áp dụng với:

+ Tàu của các tổ chức quốc tế, của các đoàn ngoại giao của Chính phủ và tàu cứu nạn của các Bên Ký kết, các đối tượng này sẽ được áp dụng những quy định thích hợp khác.

+ Phương tiện gia dụng của những cư dân sống trong khu vực biên giới, các tàu này sẽ được áp dụng những quy định thích hợp khác bao gồm cả các quy định biên giới.

Phạm vi hoạt động phương tiện vận tải đường thủy theo Hiệp định Chính phủ Việt Nam và Chính phủ hoàng gia Campuchia năm 2023? (Hình từ Internet).

Phạm vi hoạt động phương tiện vận tải đường thủy theo Hiệp định Chính phủ Việt Nam và Chính phủ hoàng gia Campuchia năm 2023? (Hình từ Internet).

Phạm vi hoạt động phương tiện đường thủy theo Hiệp định Chính phủ Việt Nam và Chính phủ hoàng gia Campuchia về vận tải đường thủy năm 2023?

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và Cục trưởng Cục đường thủy nội địa Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 13/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 08/2012/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện một số điều của Hiệp đinh giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ hoàng gia Campuchia về vận tải đường thủy năm 2023

Theo Điều 3 Thông tư 08/2012/TT-BGTVT được sửa đổi bổ sung bởi Điều 1 Thông tư 13/2023/TT-BGTVT quy định về sửa đổi, bổ sung quy định về phạm vi hoạt động của phương tiện như sau:

Phạm vi hoạt động của phương tiện
1. Phương tiện thủy nội địa (sau đây gọi tắt là phương tiện thủy) của Việt Nam được cấp Giấy phép vận tải qua biên giới chỉ được phép hoạt động vận tải đường thủy qua lại theo tuyến đường thủy và các cảng, bến, cụm cảng của Campuchia theo quy định tại mục 1, mục 4.1 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Phương tiện thủy của Campuchia khi vào Việt Nam không được phép vận tải hàng hóa hoặc hành khách giữa hai điểm trong lãnh thổ của Việt Nam (vận tải nội địa) và chỉ được phép hoạt động qua lại theo tuyến đường thủy và các cảng, bến, cụm cảng của Việt Nam theo quy định tại mục 2, mục 4.2 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Trong phạm vi tuyến đường thủy và cảng, bến, cụm cảng được quy định tại Thông tư này, phương tiện thủy của Việt Nam và Campuchia có Giấy phép vận tải qua biên giới được thực hiện các hoạt động sau mà không được coi là vận tải nội địa:
a) Xếp hàng hóa hoặc đón hành khách lên phương tiện thủy tại các cảng, bến, cụm cảng được quy định tại mục 4.2 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này để vận chuyển sang Campuchia,
b) Dở hàng hóa hoặc trả hành khách tại các cảng, bến, cụm cảng được quy định tại mục 4.2 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này đối với hàng hóa và hành khách từ Campuchia vận chuyển sang Việt Nam.
4. Tàu biển tham gia vận tải quá cảnh phải thực hiện đầy đủ các thủ tục liên quan đến xuất cảnh, nhập cảnh, hải quan, y tế và kiểm dịch động thực vật tại các địa điểm sau:
a) Nhập cảnh (đến): Thủ tục một điểm dừng được cơ quan chức năng của Việt Nam tiến hành tại Vũng Tàu hoặc tại cửa Định An;
b) Xuất cảnh (rời): Thủ tục một điểm dừng được cơ quan chức năng của Việt Nam tiến hành tại Cửa khẩu Quốc tế đường bộ và đường sông Vĩnh Xương hoặc Cửa khẩu Quốc tế Thường Phước.
5. Phương tiện thủy của Việt Nam và Campuchia tham gia vận tải qua biên giới từ Việt Nam sang Campuchia:
a) Tiến hành một lần các thủ tục liên quan đến việc xuất cảnh, hải quan, y tế, kiểm dịch động thực vật tại cảng hoặc bển khởi hành đầu tiên. Khi phương tiện thủy đến Cửa khẩu Quốc tế đường bộ và đường sông Vĩnh Xương hoặc Cửa khẩu Quốc tế Thường Phước phải xuất trình giấy tờ chứng minh đã làm thủ tục xuất cảnh theo quy định của pháp luật cho cơ quan chức năng tại cửa khẩu trước khi rời lãnh thổ Việt Nam;
b) Trường hợp hàng hóa, hành khách được xếp, đón lên phương tiện thủy trên đường hành trình theo quy định tại khoản 3 Điều này mà chưa được làm thủ tục thì phải khai báo, nộp, xuất trình các loại giấy tờ cho cơ quan hải quan, kiểm dịch động thực vật, y tế, biên phòng tại Cửa khẩu Quốc tế đường bộ và đường sông Vĩnh Xương hoặc Cửa khẩu Quốc tế Thưởng Phước để hoàn tất thủ tục cho hàng hóa và hành khách chưa làm thủ tục trước khi xuất cảnh;
c) Trường hợp tại các cảng, bến, cụm cảng được quy định không có đầy đủ các cơ quan chức năng, các thủ tục còn thiếu sẽ được tiến hành tại Cửa khẩu Quốc tế đường bộ và đường sông Vĩnh Xương hoặc Cửa khẩu Quốc tế Thường Phước.”

Theo đó, tại Thông tư 13/2023/TT-BGTVT, phạm vi hoạt động của phương tiện thủy nội địa tại các cảng, bến, cụm cảng vẫn được giữ nguyên.

Tuy nhiên theo quy định mới, Thông tư 13/2023/TT-BGTVT bổ sung thêm nội dung quy định về các hoạt động không phải là vận tải nội địa đối với phương tiện thủy.

Mặt khác, phương tiện thủy và tàu biển của Việt Nam và Campuchia tham gia vận tải qua biên giới từ Việt Nam sang Campuchia phải tiến hành thủ tục liên quan đến việc xuất cảnh, hải quan, y tế, kiểm dịch động thực vật tại cảng hoặc bển khởi hành đầu tiên.

Phương tiện vận tải đường thủy qua lại biên giới phải xuất trình loại giấy tờ nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 08/2012/TT-BGTVT quy định việc xuất trình giấy tờ đối với phương tiện hoạt động vận tải thủy như sau:

Quy định đối với phương tiện
1. Phương tiện hoạt động vận tải thủy qua lại biên giới phải xuất trình cho các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu các giấy tờ có giá trị sử dụng như sau:
a) Giấy chứng nhận đăng ký;
b) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền hoặc các cơ quan phân cấp tàu của quốc gia mà phương tiện đăng ký cấp;
c) Giấy phép vận tải thủy qua biên giới do Cơ quan có thẩm quyền cấp;
d) Bản kê hàng hóa và/hoặc danh sách hành khách kèm theo thông tin chi tiết của hộ chiếu;
đ) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba của chủ tàu cũng như các loại bảo hiểm khác theo quy định hiện hành;
e) Danh sách thuyền viên với đầy đủ chức danh, giấy chứng nhận chuyên môn, hộ chiếu, chứng nhận tiêm chủng quốc tế của thuyền viên;
g) Tờ khai Hải quan đối với hàng hóa;
h) Giấy chứng nhận kiểm dịch động thực vật (theo quy định chuyên ngành).

Như vậy, theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, phương tiện vận tải đường thủy qua lại biên giới phải xuất trình các loại giấy tờ như sau:

- Giấy chứng nhận đăng ký.

- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền hoặc các cơ quan phân cấp tàu của quốc gia mà phương tiện đăng ký cấp.

- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba của chủ tàu cũng như các loại bảo hiểm khác theo quy định hiện hành.

- Giấy chứng nhận kiểm dịch động thực vật theo quy định chuyên ngành.

- Tờ khai Hải quan đối với hàng hóa.

- Giấy phép vận tải thủy qua biên giới do Cơ quan có thẩm quyền cấp.

- Danh sách thuyền viên với đầy đủ chức danh, giấy chứng nhận chuyên môn, hộ chiếu, chứng nhận tiêm chủng quốc tế của thuyền viên.

- Bản kê hàng hóa và/hoặc danh sách hành khách kèm theo thông tin chi tiết của hộ chiếu.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Dương Thanh Trúc
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào