Năm 2023, kết luận thanh tra có được công khai không?
Những nội dung kết luận thanh tra nào phải được công khai?
Ngày 30/6/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 43/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra 2022.
Căn cứ Điều 48 Nghị định 43/2023/NĐ-CP quy định những nội dung kết luận thanh tra:
Những nội dung kết luận thanh tra phải được công khai
Kết luận thanh tra phải được công khai toàn văn, trừ những nội dung trong kết luận thanh tra thuộc bí mật nhà nước, bí mật ngân hàng, bí mật kinh doanh theo quy định của pháp luật không được công khai.
Như vậy, kết luận thanh tra phải được công khai toàn văn.
Trừ những nội dung trong kết luận thanh tra thuộc bí mật nhà nước, bí mật ngân hàng, bí mật kinh doanh theo quy định của pháp luật không được công khai.
Năm 2023, kết luận thanh tra có được công khai không? (Hình từ Internet)
Thời gian công khai kết luận thanh tra là bao lâu?
Căn cứ khoản 1 Điều 79 Luật Thanh tra 2022 quy định về việc công khai kết luận thanh tra:
Công khai kết luận thanh tra
1. Chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày ký ban hành kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm công khai kết luận thanh tra theo hình thức quy định tại điểm a khoản 3 Điều này và một trong các hình thức quy định tại các điểm b, c và d khoản 3 Điều này.
Như vậy, chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày ký ban hành kết luận thanh tra.
Người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm công khai kết luận thanh tra theo hình thức như quy định.
Kết luận thanh tra phải được công khai theo những hình thức nào?
Căn cứ Điều 49 Nghị định 43/2023/NĐ-CP quy định cụ thể các hình thức công khai kết luận thanh tra như sau:
Hình thức công khai kết luận thanh tra
1. Việc đăng tải kết luận thanh tra trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan thanh tra, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp phải được thực hiện ít nhất 15 ngày liên tục.
2. Ngoài việc công khai kết luận thanh tra theo quy định tại khoản 1 Điều này, người ra kết luận thanh tra lựa chọn ít nhất một trong các hình thức sau:
a) Công bố tại cuộc họp với thành phần gồm người ra quyết định thanh tra hoặc người được ủy quyền, đại diện Đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
b) Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng (bao gồm báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử). Thời gian thông báo trên báo in, báo nói, báo hình ít nhất là 02 lần liên tục; việc thông báo trên báo điện tử phải thực hiện ít nhất 15 ngày liên tục;
c) Việc niêm yết kết luận thanh tra tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra do đối tượng thanh tra thực hiện. Thời gian niêm yết ít nhất là 15 ngày liên tục.
Như vậy, kết luận thanh tra phải được công khai theo các hình thức sau:
- Đăng tải kết luận thanh tra trên Cổng thông tin điện tử
Cơ quan thanh tra có trách nhiệm đăng tải kết luận thanh tra.
Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp phải được thực hiện ít nhất 15 ngày liên tục.
- Ngoài việc công khai kết luận thanh tra bằng hình thức đăng tải kết luận thanh tra trên Cổng thông tin điện tử, người ra kết luận thanh tra lựa chọn ít nhất một trong các hình thức sau:
+ Công bố tại cuộc họp
Thành phần cuộc họp gồm: Người ra quyết định thanh tra hoặc người được ủy quyền, đại diện Đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
+ Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng bằng các hình thức bao gồm: báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử.
Thời gian thông báo trên báo in, báo nói, báo hình ít nhất là 02 lần liên tục
Thời gian thông báo trên báo điện tử phải thực hiện ít nhất 15 ngày liên tục
- Việc niêm yết kết luận thanh tra tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra do đối tượng thanh tra thực hiện.
Thời gian niêm yết ít nhất là 15 ngày liên tục.
Lưu ý: Nghị định 43/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra 2022 có hiệu lực từ ngày 15/08/2023.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua và dũng sĩ các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam lần thứ nhất được tổ chức vào thời gian nào?
- Khi hành nghề Luật sư cần lưu ý gì về bí mật thông tin của khách hàng?
- Trước khi trở thành Quân đội nhân dân Việt Nam, tổ chức tiền thân được gọi là gì? Ai là người đặt tên cho Quân đội nhân dân Việt Nam?
- Ngân hàng áp dụng tối thiểu 5 biện pháp bảo mật dữ liệu khách hàng từ 01/01/2025?
- Những nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân là gì?