Mức lương của công chức loại A1 từ ngày 01/07/2023 là bao nhiêu?

Cho tôi hỏi, mức lương cơ sở thay đổi thì mức lương của công chức loại A1 tăng như thế nào từ ngày 01/07/2023? Câu hỏi từ chị Lan Anh (Quảng Nam)

Công chức có bao nhiêu loại?

Căn cứ Điều 34 Luật Cán bộ công chức 2008 sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019:

Phân loại công chức
1. Căn cứ vào ngạch được bổ nhiệm, công chức được phân loại như sau:
a) Loại A gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương;
b) Loại B gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương;
c) Loại C gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương;
d) Loại D gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tương đương và ngạch nhân viên.
đ) Loại đối với ngạch công chức quy định tại điểm e khoản 1 Điều 42 của Luật này theo quy định của Chính phủ.

Như vậy, công chức được phân loại như sau:

- Loại A gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương

- Loại B gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương;

- Loại C gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương;

- Loại D gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tương đương và ngạch nhân viên.

- Loại đối với ngạch công chức khác theo quy định của Chính phủ.

Phân loại công chức được dựa trên căn cứ vào vị trí công tác: (quy định tại khoản 2 Điều 34 Luật Cán bộ công chức 2008)

- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;

- Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Mức lương của công chức loại A1 tăng từ ngày 01/07/2023? (Hình từ Internet)

Công chức loại A1 bao gồm những ai?

Công chức loại A lại được phân thành các loại gồm:

- Công chức loại A0

- Công chức loại A1

- Công chức loại A2 (nhóm 1 - A2.1 và nhóm 2 - A2.2)

- Công chức loại A3 (nhóm 1 - A3.1 và nhóm 2 - A3.2).

Các ngạch công chức loại A1 được quy định tại Mục 3 Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 17/2013/NĐ-CP quy định sửa đổi Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công, viên chức và lực lượng vũ trang

Các ngạch công chức loại A1 bao gồm:

- Chuyên viên

- Chấp hành viên quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

- Công chứng viên

- Thanh tra viên

- Kế toán viên

- Kiểm soát viên thuế

- Kiểm toán viên

- Kiểm soát viên ngân hàng

- Kiểm tra viên hải quan

- Kiểm dịch viên động - thực vật

- Kiểm lâm viên chính

- Kiểm soát viên đê điều

- Thẩm kế viên

- Kiểm soát viên thị trường

- Thống kê viên

- Kiểm soát viên chất lượng sản phẩm, hàng hóa

- Kỹ thuật viên bảo quản

- Chấp hành viên sơ cấp (thi hành án dân sự)

- Thẩm tra viên (thi hành án dân sự)

- Thư ký thi hành án (dân sự)

- Kiểm tra viên thuế

- Kiểm lâm viên

Mức lương của công chức loại A1 từ ngày 01/07/2023 là bao nhiêu?

Căn cứ Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP

Mức lương của công chức loại A1 được quy định như sau:

- Bậc lương 1: Hệ số 2.34 có mức lương từ ngày 01/07/2023 là 4.212.000 đồng

- Bậc lương 2: Hệ số 2.67 có mức lương từ ngày 01/07/2023 là 4.806.000 đồng

- Bậc lương 3: Hệ số 3.0 có mức lương từ ngày 01/07/2023 là 5.400.000 đồng

- Bậc lương 4: Hệ số 3.33 có mức lương từ ngày 01/07/2023 là 5.994.000 đồng

- Bậc lương 5: Hệ số 3.66 có mức lương từ ngày 01/07/2023 là 6.588.000 đồng

- Bậc lương 6: Hệ số 3.99 có mức lương từ ngày 01/07/2023 là 7.182.000 đồng

- Bậc lương 7: Hệ số 4.32 có mức lương từ ngày 01/07/2023 là 7.776.000 đồng

- Bậc lương 8: Hệ số 4.65 có mức lương từ ngày 01/07/2023 là 8.370.000 đồng

- Bậc lương 9: Hệ số 4.98 có mức lương từ ngày 01/07/2023 là 8.964.000 đồng

Nguyên tắc trả lương và thực hiện chế độ tiền lương đối với công chức loại A1 được quy định như thế nào?

Căn cứ khoản 2 khoản 3 Điều 3 Nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định nguyên tắc trả lương và thực hiện chế độ tiền lương đối với công chức loại A1 như sau:

Nguyên tắc trả lương

Việc trả lương phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức và nguồn trả lương (từ ngân sách nhà nước cấp hoặc hỗ trợ và từ các nguồn thu theo quy định của pháp luật dùng để trả lương) của cơ quan, đơn vị.

Nguyên tắc thực hiện chế độ tiền lương

- Cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang khi thay đổi công việc thì được chuyển xếp lại lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) cho phù hợp với công việc mới đảm nhiệm.

- Trường hợp thôi giữ chức danh lãnh đạo (trừ trường hợp bị kỷ luật bãi nhiệm, cách chức hoặc không được bổ nhiệm lại) để làm công việc khác hoặc giữ chức danh lãnh đạo khác mà có mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ thấp hơn thì được bảo lưu mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cũ trong 6 tháng, sau đó xếp lại lương hoặc phụ cấp chức vụ (nếu có) theo công việc mới đảm nhiệm.

- Theo yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang đang giữ chức danh lãnh đạo được luân chuyển đến giữ chức danh lãnh đạo khác có mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ thấp hơn, thì được giữ mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo cũ.

- Trường hợp công việc mới được luân chuyển đến quy định xếp lương theo ngạch hoặc theo chức danh thấp hơn thì được giữ mức lương cũ (kể cả phụ cấp chức vụ nếu có) và được thực hiện chế độ nâng bậc lương theo quy định ở ngạch hoặc chức danh cũ.

- Các đối tượng được chuyển công tác từ lực lượng vũ trang, cơ yếu và công ty nhà nước vào làm việc trong cơ quan nhà nước hoặc đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thì được chuyển xếp lại ngạch, bậc lương và hưởng phụ cấp chức vụ (nếu có) theo công việc mới đảm nhiệm.

- Thực hiện việc xếp lương, chế độ phụ cấp lương, nâng bậc lương, trả lương, quản lý tiền lương và thu nhập phải theo đúng đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, điều kiện, chế độ được hưởng và các quy định khác của cơ quan có thẩm quyền.

- Thực hiện chế độ tiền lương phải gắn với cải cách hành chính; bảo đảm tương quan giữa các ngành, nghề và giữa các loại cán bộ, công chức, viên chức; bảo đảm ổn định chính trị - xã hội.

Trân trọng!

Lương công chức
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Lương công chức
Hỏi đáp Pháp luật
Lương của Chủ tịch huyện là bao nhiêu? Bản kê khai tài sản của Chủ tịch huyện được niêm yết tại đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng lương công chức loại A1 từ ngày 01/01/2024 đến ngày 30/06/2024 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin nâng lương trước hạn mới nhất 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng lương công chức loại A1 từ ngày 01/7/2024 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có phải lương công chức sẽ cao hơn lương người lao động từ 01/7/2024 không?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng lương công chức chuyên ngành kiểm ngư năm 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Thu nhập tăng thêm tối đa năm 2024 tại TP.HCM bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngạch chuyên viên chuyên ngành hành chính là gì? Mức lương hiện nay của chuyên viên chuyên ngành hành chính là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư quy định xếp lương công chức chuyên ngành thống kê áp dụng từ ngày 15/11/2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngạch Kiểm soát viên ngân hàng áp dụng bảng lương công chức loại gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Lương công chức
Phan Vũ Hiền Mai
489 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Lương công chức
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào