Ngày 14 tháng 8 là ngày gì? 14 tháng 8 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm? Cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được quy định thế nào?
- Ngày 14 tháng 8 là ngày gì? 14 tháng 8 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm?
- Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiệm vụ và quyền hạn gì về đón tiếp, tuyên truyền; bảo đảm cảnh quan môi trường và tổ chức các hoạt động tại khu vực thuộc phạm vi quản lý?
- Cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được quy định thế nào?
Ngày 14 tháng 8 là ngày gì? 14 tháng 8 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 1589/QĐ-TTg năm 2016 lấy ngày 14 tháng 8 hằng năm là “Ngày Truyền thống của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh”.
Như vậy, ngày 14 tháng 8 là ngày Truyền thống của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngày 14 tháng 8 năm 2024 nhằm ngày 11/8/2024 âm lịch (thứ tư)
Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh; quản lý, bảo đảm an ninh, nghi lễ; tổ chức các hoạt động tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quảng trường Ba Đình, Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ, Khu đón tiếp Nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đá Chông thuộc huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội và các công trình, kiến trúc có liên quan; tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ công theo quy định của pháp luật.
Ngày 14 tháng 8 là ngày gì? 14 tháng 8 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm? Cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiệm vụ và quyền hạn gì về đón tiếp, tuyên truyền; bảo đảm cảnh quan môi trường và tổ chức các hoạt động tại khu vực thuộc phạm vi quản lý?
Căn cứ khoản 4 Điều 2 Nghị định 61/2022/NĐ-CP quy định nhiệm vụ và quyền hạn:
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
[...]
4. Về đón tiếp, tuyên truyền; bảo đảm cảnh quan môi trường và tổ chức các hoạt động tại khu vực thuộc phạm vi quản lý
a) Tổ chức tuyên truyền về nhiệm vụ chính trị, phát huy ý nghĩa chính trị, văn hóa Công trình Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các công trình có liên quan;
b) Tổ chức đón tiếp phục vụ Nhân dân, khách quốc tế đến viếng, tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ, sinh hoạt chính trị, văn hóa, tham quan khu vực Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ, Quảng trường Ba Đình, Khu Di tích K9;
c) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch hướng dẫn, đón tiếp, tổ chức các hoạt động dịch vụ phục vụ Nhân dân và khách quốc tế đến tham quan, sinh hoạt chính trị, văn hóa tại Cụm Di tích lịch sử - văn hóa Ba Đình;
[...]
Như vậy, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh về đón tiếp, tuyên truyền; bảo đảm cảnh quan môi trường và tổ chức các hoạt động tại khu vực thuộc phạm vi quản lý như sau:
- Tổ chức tuyên truyền về nhiệm vụ chính trị, phát huy ý nghĩa chính trị, văn hóa Công trình Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các công trình có liên quan
- Tổ chức đón tiếp phục vụ Nhân dân, khách quốc tế đến viếng, tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ, sinh hoạt chính trị, văn hóa, tham quan khu vực Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ, Quảng trường Ba Đình, Khu Di tích K9
- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch hướng dẫn, đón tiếp, tổ chức các hoạt động dịch vụ phục vụ Nhân dân và khách quốc tế đến tham quan, sinh hoạt chính trị, văn hóa tại Cụm Di tích lịch sử - văn hóa Ba Đình
- Thực hiện nghi lễ nhà nước, nghi lễ quân đội tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ và Khu Di tích K9 theo quy định
- Tổ chức sản xuất, chăm sóc cây hoa, cây cảnh, trang trí, bảo đảm cảnh quan môi trường
Cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 61/2022/NĐ-CP quy định cơ cấu tổ chức:
Điều 3. Cơ cấu tổ chức
1. Văn phòng Ban Quản lý Lăng.
2. Các đơn vị sự nghiệp công lập
a) Ban Quản lý Quảng trường Ba Đình;
b) Trung tâm Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
3. Các đơn vị chuyên trách phối thuộc
a) Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng;
b) Trung đoàn 375, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Bộ Công an.
4. Trưởng ban Ban Quản lý Lăng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công tác; thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu; bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị tại khoản 1, khoản 2 Điều này theo quy định của pháp luật.
5. Văn phòng Ban Quản lý Lăng là tổ chức hành chính, tham mưu, giúp việc cho người đứng đầu Ban Quản lý Lăng, có con dấu riêng, cơ cấu tổ chức có 03 phòng.
Như vậy, cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh gồm Văn phòng Ban Quản lý Lăng, Các đơn vị sự nghiệp công lập và Các đơn vị chuyên trách phối thuộc. Cụ thể như sau:
[1] Văn phòng Ban Quản lý Lăng.
[2] Các đơn vị sự nghiệp công lập
- Ban Quản lý Quảng trường Ba Đình
- Trung tâm Khoa học, Công nghệ và Môi trường
[3] Các đơn vị chuyên trách phối thuộc
- Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng
- Trung đoàn 375, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Bộ Công an
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tháng 11 âm lịch 2024 có bao nhiêu ngày? Tháng 11 âm lịch 2024 bắt đầu ngày mấy dương?
- “ADMM+” là cơ chế hợp tác nào? Cơ quan tham gia hợp tác ASEAN có chế độ báo cáo như thế nào?
- Trung ương Cục miền Nam được thành lập vào thời gian nào? Ai làm Bí thư đầu tiên?
- Kết cấu bài kiểm tra lý thuyết, mô phỏng phục hồi điểm giấy phép lái xe từ 01/01/2025?
- Trợ giúp viên pháp lý bị miễn nhiệm và thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý khi nào?