Sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác bị phạt như thế nào?

Cho hỏi: Sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác bị phạt như thế nào? Câu hỏi của chị Nhi (Quảng Bình)

Sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác bị phạt như thế nào?

Theo quy định tại Điều 37 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định về nghĩa vụ của người tham gia bảo hiểm y tế cụ thể như sau:

Nghĩa vụ của người tham gia bảo hiểm y tế
1. Đóng bảo hiểm y tế đầy đủ, đúng thời hạn.
2. Sử dụng thẻ bảo hiểm y tế đúng mục đích, không cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế.
3. Thực hiện các quy định tại Điều 28 của Luật này khi đến khám bệnh, chữa bệnh.
4. Chấp hành các quy định và hướng dẫn của tổ chức bảo hiểm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi đến khám bệnh, chữa bệnh.
5. Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài phần chi phí do quỹ bảo hiểm y tế chi trả.

Như vậy, người tham gia bảo hiểm y tế có nghĩa vụ sử dụng thẻ bảo hiểm y tế đúng mục đích, không cho người khác mượn thẻ. Cùng với đó, khoản 1 Điều 84 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định mức phạt tiền đối với hành vi cho người khác mượn thẻ BHYT hoặc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám, chữa bệnh theo một trong các mức sau đây:

- Từ 500.000 đồng - 1.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại quỹ bảo hiểm y tế.

- Từ 1.000.000 - 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại quỹ bảo hiểm y tế.

Sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác bị phạt như thế nào?

Sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác bị phạt như thế nào? (Hình từ Internet)

Sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Tại Điều 215 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về tội gian lận bảo hiểm y tế như sau:

Tội gian lận bảo hiểm y tế
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng mà không thuộc trường hợp quy định tại một trong các điều 174, 353 và 355 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc khống hoặc kê tăng số lượng hoặc thêm loại thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật, chi phí giường bệnh và các chi phí khác mà thực tế người bệnh không sử dụng;
b) Giả mạo hồ sơ, thẻ bảo hiểm y tế hoặc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế được cấp khống, thẻ bảo hiểm y tế giả, thẻ đã bị thu hồi, thẻ bị sửa chữa, thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám chữa bệnh hưởng chế độ bảo hiểm y tế trái quy định.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
d) Gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế 500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Theo đó, người có hành vi sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gian lận bảo hiểm y tế.

Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 10 năm tùy vào tính chất, mức độ và hành vi phạm tội.

Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Biện pháp khắc phục hậu quả khi sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác như thế nào?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 84 Nghị định 117/2020/NĐ-CP có quy định về biện pháp khắc phục hậu quả khi bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác.

Theo đó, người vi phạm buộc hoàn trả số tiền đã vi phạm vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế (nếu có) đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế.

Trân trọng!

Thẻ bảo hiểm y tế
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thẻ bảo hiểm y tế
Hỏi đáp Pháp luật
Mã số thẻ bảo hiểm y tế gồm bao nhiêu ký tự? Mã số thẻ bảo hiểm y tế mang ý nghĩa gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn cấp mới thẻ bảo hiểm y tế tối đa bao nhiêu ngày?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bắt buộc mang theo thẻ bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách gia hạn thẻ bảo hiểm y tế online trên Cổng dịch vụ công quốc gia?
Hỏi đáp Pháp luật
Hợp đồng khám bệnh bảo hiểm y tế gồm những nội dung chủ yếu gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cấp thẻ BHYT đối với người đang hưởng BHXH hằng tháng đề nghị cập nhật thông tin nhân thân theo CCCD?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bắt buộc hộ khẩu ở đâu thì mua thẻ bảo hiểm y tế ở đó?
Hỏi đáp Pháp luật
Ý nghĩa của mã số bảo hiểm y tế quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai là người cấp thẻ bảo hiểm y tế khi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác bị phạt như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thẻ bảo hiểm y tế
Nguyễn Trần Cao Kỵ
790 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thẻ bảo hiểm y tế
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào