Nguồn vốn hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm các nguồn nào?
Nguồn vốn hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm các nguồn nào?
Căn cứ quy định Điều 29 Nghị định 37/2023/NĐ-CP quy định về nguồn vốn hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân như sau:
Nguồn vốn hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân
1. Vốn chủ sở hữu:
a) Vốn điều lệ do ngân sách nhà nước cấp;
b) Quỹ đầu tư phát triển, Quỹ dự phòng tài chính;
c) Vốn hình thành từ các khoản tài trợ, viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
d) Các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản;
đ) Chênh lệch thu chi chưa phân phối, lỗ lũy kế chưa xử lý;
e) Vốn khác thuộc sở hữu của Quỹ Hỗ trợ nông dân.
2. Các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
3. Vốn nhận ủy thác theo quy định tại Điều 24 Nghị định này không thuộc vốn hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân và được hạch toán, quản lý tách bạch với vốn hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân.
Như vậy, nguồn vốn hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân bao gồm:
- Vốn chủ sở hữu:
+ Vốn điều lệ do ngân sách nhà nước cấp;
+ Quỹ đầu tư phát triển, Quỹ dự phòng tài chính;
+ Vốn hình thành từ các khoản tài trợ, viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
+ Các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản;
+ Chênh lệch thu chi chưa phân phối, lỗ lũy kế chưa xử lý;
+ Vốn khác thuộc sở hữu của Quỹ Hỗ trợ nông dân.
- Các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
- Vốn nhận ủy thác theo quy định không thuộc vốn hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân và được hạch toán, quản lý tách bạch với vốn hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân.
Nguồn vốn hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm các nguồn nào? (Hình từ internet)
Nguyên tắc quản lý, sử dụng vốn của Quỹ Hỗ trợ nông dân như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 31 Nghị định 37/2023/NĐ-CP quy định về nguyên tắc quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Quỹ Hỗ trợ nông dân như sau:
Nguyên tắc quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Quỹ Hỗ trợ nông dân
1. Việc quản lý, sử dụng vốn của Quỹ Hỗ trợ nông dân phải đảm bảo an toàn, đúng mục đích, hiệu quả đề thực hiện các nhiệm vụ của Quỹ Hỗ trợ nông dân theo quy định tại Nghị định này.
2. Đối với quản lý và sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi:
a) Quỹ Hỗ trợ nông dân được gửi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi tại Kho bạc nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội và các ngân hàng thương mại thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam theo nguyên tắc đảm bảo an toàn và phát triển vốn;
b) Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương xây dựng quy chế nội bộ về quản lý và sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để áp dụng trong hệ thống Quỹ Hỗ trợ nông dân, trong đó tối thiểu phải có các nội dung sau: Tiêu chí lựa chọn tổ chức nhận tiền gửi tại điểm a khoản 2 Điều này; đảm bảo nguyên tắc an toàn và phát triển vốn; Thẩm quyền quyết định lựa chọn tổ chức nhận tiền gửi.
3. Việc mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản của Quỹ Hỗ trợ nông dân:
a) Quỹ Hỗ trợ nông dân sử dụng cơ sở vật chất của cơ quan Hội nông dân các cấp để bố trí trụ sở làm việc;
b) Việc đầu tư, mua sắm tài sản cố định và các tài sản khác (ngoài trụ sở làm việc) phục vụ cho hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân tại mỗi cấp được thực hiện theo kế hoạch do Ban Thường vụ Hội nông dân cùng cấp phê duyệt và trong phạm vi nguồn vốn từ quỹ đầu tư phát triển của Quỹ Hỗ trợ nông dân.
4. Khi Quỹ Hỗ trợ nông dân có bằng chứng chắc chắn chứng minh bị tổn thất về tài sản (bao gồm cả tài sản là dư nợ cho vay) thì phải xác định nguyên nhân, trách nhiệm và xử lý như sau:
a) Xử lý tài sản bảo đảm (nếu có) theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật;
b) Trường hợp do nguyên nhân chủ quan thì người gây ra tổn thất phải bồi thường. Thẩm quyền quyết định mức bồi thường thực hiện theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân. Việc xử lý trách nhiệm của người gây ra tổn thất thực hiện theo quy định của pháp luật;
c) Trường hợp tài sản đã mua bảo hiểm thì xử lý theo hợp đồng bảo hiểm;
d) Sử dụng khoản dự phòng được trích lập trong chi phí để bù đắp theo quy định của pháp luật;
đ) Giá trị tổn thất sau khi đã bù đắp bằng tiền bồi thường của cá nhân, tập thể, tổ chức bảo hiểm và sử dụng dự phòng được trích lập trong chi phí, trường hợp còn thiếu được bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính của Quỹ Hỗ trợ nông dân. Trường hợp quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp thì phần thiếu được hạch toán vào chi phí khác trong kỳ.
Như vậy, nguyên tắc quản lý, sử dụng vốn của Quỹ Hỗ trợ nông dân như sau:
- Việc quản lý, sử dụng vốn của Quỹ Hỗ trợ nông dân phải đảm bảo an toàn, đúng mục đích, hiệu quả đề thực hiện các nhiệm vụ của Quỹ Hỗ trợ nông dân theo quy định tại Nghị định này.
- Đối với quản lý và sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi:
+ Quỹ Hỗ trợ nông dân được gửi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi tại Kho bạc nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội và các ngân hàng thương mại thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam theo nguyên tắc đảm bảo an toàn và phát triển vốn;
+ Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương xây dựng quy chế nội bộ về quản lý và sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để áp dụng trong hệ thống Quỹ Hỗ trợ nông dân, trong đó tối thiểu phải có các nội dung sau: Tiêu chí lựa chọn tổ chức nhận tiền gửi đảm bảo nguyên tắc an toàn và phát triển vốn; Thẩm quyền quyết định lựa chọn tổ chức nhận tiền gửi.
Bảo đảm an toàn vốn của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 32 Nghị định 37/2023/NĐ-CP quy định về bảo đảm an toàn vốn của Quỹ Hỗ trợ nông dân như sau:
Bảo đảm an toàn vốn của Quỹ Hỗ trợ nông dân
Quỹ Hỗ trợ nông dân có trách nhiệm thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn vốn hoạt động như sau:
1. Quản lý, sử dụng vốn, tài sản, phân phối chênh lệch thu chi, chế độ quản lý tài chính, chế độ kế toán, kiểm toán theo quy định tại Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2. Thực hiện các quy định về giới hạn cho vay theo quy định tại Nghị định này.
3. Trích lập dự phòng rủi ro đối với hoạt động cho vay theo quy định tại Nghị định này.
4. Mua bảo hiểm tài sản đối với tài sản mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
5. Xử lý giá trị tài sản tổn thất theo quy định tại khoản 4 Điều 31 Nghị định này.
6. Các biện pháp khác về bảo đảm an toàn vốn theo quy định của pháp luật.
Như vậy, quỹ Hỗ trợ nông dân có trách nhiệm thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn vốn hoạt động như sau:
- Quản lý, sử dụng vốn, tài sản, phân phối chênh lệch thu chi, chế độ quản lý tài chính, chế độ kế toán, kiểm toán theo quy định tại Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
- Thực hiện các quy định về giới hạn cho vay theo quy định tại Nghị định này.
- Trích lập dự phòng rủi ro đối với hoạt động cho vay theo quy định tại Nghị định này.
- Mua bảo hiểm tài sản đối với tài sản mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
- Xử lý giá trị tài sản tổn thất theo quy định.
- Các biện pháp khác về bảo đảm an toàn vốn theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Nghị định 37/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ 08/08/2023.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?