Chế độ giảm giờ dạy của giáo viên mầm non được quy định như thế nào?

Cho hỏi: Chế độ giảm giờ dạy của giáo viên mầm non được quy định như thế nào? Câu hỏi của chị Nhiên (Đà Lạt)

Định mức giờ dạy của giáo viên mầm non được tính thế nào?

Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT quy định về giờ dạy của giáo viên cụ thể như sau:

Giờ dạy của giáo viên
1. Đối với giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 02 buổi/ngày, mỗi giáo viên dạy trên lớp đủ 6 giờ/ngày và thực hiện các công việc chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác do Hiệu trưởng quy định để quy đổi đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần.
2. Đối với giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 01 buổi/ngày, mỗi giáo viên dạy trên lớp đủ 04 giờ/ngày và thực hiện các công việc chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác do Hiệu trưởng quy định để quy đổi đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần.
...

Như vậy, định mức giờ dạy của giáo viên mầm non được tính cụ thể:

- Đối với giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 02 buổi trên ngày, mỗi giáo viên dạy trên lớp đủ 6 giờ trên ngày và thực hiện các công việc chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác do hiệu trưởng quy định để quy đổi đảm bảo làm việc 40 giờ trên tuần.

- Đối với giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 01 buổi trên ngày, mỗi giáo viên dạy trên lớp đủ 04 giờ trên ngày và thực hiện các công việc chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác do Hiệu trưởng quy định để quy đổi đảm bảo làm việc 40 giờ trên tuần.

- Đối với giáo viên dạy lớp có trẻ khuyết tật học hòa nhập, mỗi giáo viên dạy đủ số giờ tương tự như trên; trong đó, cứ có 01 trẻ khuyết tật trên một lớp, mỗi giáo viên được tính thêm 0,5 giờ dạy trên ngày.

- Đối với hiệu trưởng và phó hiệu trưởng, ngoài việc thực hiện nhiệm vụ của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng theo quy định tại Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT thì hiệu trưởng phải trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục 02 giờ trong một tuần; phó hiệu trưởng phải trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục 04 giờ trong một tuần.

Bên cạnh đó, theo Điều 3 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT quy định thời gian làm việc trong một năm của giáo viên mầm non là 42 tuần, trong đó:

- 35 tuần làm công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ (sau đây gọi chung là dạy trẻ).

- 04 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

- 02 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.

- 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.

Chế độ giảm giờ dạy của giáo viên mầm non được quy định như thế nào?

Chế độ giảm giờ dạy của giáo viên mầm non được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên mầm non là khi nào?

Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT quy đinh về thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: Nghỉ hè và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:

- Thời gian nghỉ hè của giáo viên là 08 tuần, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp, trợ cấp.

- Các ngày nghỉ khác thực hiện theo quy định của Bộ Luật lao động và các quy định hiện hành.

Ngoài ra, căn cứ Điều 112 Bộ luật lao động 2019 quy định về việc nghỉ lễ, tế như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
...

Dẫn chiếu Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc nghỉ hằng nằm như sau:

Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
...

Như vậy, thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên mầm non bao gồm những ngày lễ, tết giáo viên vẫn được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày Tết Dương lịch; ngày Chiến thắng giải phóng miền Nam; ngày Quốc tế lao động 01/5, Quốc khánh 02/9, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.

Ngoài ra, còn có tối đa từ 12 - 16 ngày nghỉ tùy vào từng trước hợp được ưu tiên cụ thể. Riêng đối với giáo viên làm việc chưa đủ 12 tháng thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.

Lưu ý: Người lao động cứ làm đủ 05 năm quy định tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 thì sẽ được tăng 01 ngày nghỉ hằng năm

Chế độ giảm giờ dạy của giáo viên mầm non được quy định như thế nào?

Tại Điều 5 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT bị thay thế bởi khoản 2 Điều 5 Thông tư 08/2016/TT-BGDĐT quy định về chế độ giảm giờ dạy của giáo viên mầm non được quy định như sau:

Chế độ giảm giờ dạy đối với giáo viên làm công tác kiêm nhiệm

- Giáo viên kiêm nhiệm công tác bí thư chi bộ nhà trường, chủ tịch công đoàn giáo dục nhà trường, chủ tịch Hội đồng trường, thư ký Hội đồng trường, bí thư Đoàn thanh niên được giảm 02 giờ dạy trên tuần

- Giáo viên kiêm nhiệm công tác trưởng ban thanh tra nhân dân được giảm 02 giờ dạy trên tuần.

- Giáo viên kiêm nhiệm công tác tổ trưởng chuyên môn được giảm 03 giờ dạy/tuần.

- Mỗi giáo viên không kiêm nhiệm quá 02 chức danh và được hưởng chế độ giảm giờ dạy ở chức danh cao nhất.

Chế độ giảm giờ dạy đối với giáo viên nữ: giáo viên nữ có con nhỏ từ 12 tháng trở xuống được giảm 05 giờ dạy trên tuần.

Ngoài nhiệm vụ giảng dạy chính ở trên lớp, giáo viên còn phải thực hiện những hoạt động chuyên môn và các hoạt động khác theo sự phân công của Hiệu trưởng.

Đối với giáo viên được huy động tham gia công tác hướng dẫn, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ do phòng Giáo dục và Đào tạo, sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thì 01 tiết giảng dạy thực tế được tính bằng 01 giờ dạy.

Trân trọng!

Giáo viên
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Giáo viên
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng 2 từ 15/12/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư 13/2024/TT-BGTĐT quy định về tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng, chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn tâm lý cho học sinh có được giảm định mức tiết dạy không?
Hỏi đáp Pháp luật
Kế hoạch dạy học có phải là giáo án không?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên chuyển công tác ra khỏi địa bàn khó khăn có được trợ cấp một lần không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng phụ trách Đội hạng 1 kiêm nhiệm công tác tư vấn tâm lý không dạy 2 tiết/tuần được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được tính vào thời gian làm việc đối với bồi dưỡng nâng cao trình độ của giáo viên THCS, THPT?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề thi giữa kì 1 Toán 7 có đáp án năm học 2024-2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ trình xin kinh phí tổ chức ngày 20 11 mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên cần có bao nhiêu sáng kiến để được tặng bằng khen cấp tỉnh?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giáo viên
Nguyễn Trần Cao Kỵ
3,751 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Giáo viên

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giáo viên

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Bảng lương giáo viên năm 2024: Tổng hợp văn bản hướng dẫn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào