Có phải phụ nữ mang thai phạm tội là sẽ không phải thi hành án phạt tù?
Có phải phụ nữ mang thai phạm tội thì sẽ không phải thi hành án phạt tù đúng không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 67 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về hoãn chấp hành hình phạt tù như sau:
Hoãn chấp hành hình phạt tù
1. Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây:
a) Bị bệnh nặng thì được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục;
b) Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;
c) Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến 01 năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
d) Bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến 01 năm.
...
Theo đó, đối với người phạm tội là phụ nữ có thai thì vẫn phải chấp hành hình phạt tù theo quy định pháp luật, và sẽ được hoãn chấp hành hình phạt cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi.
Sau khi con của người phạm tội đủ 36 tháng thì người phạm tội sẽ tiếp tục chấp hành án phạt tù của bản thân theo quyết định của Tòa án trước đó đã định.
Có phải phụ nữ mang thai phạm tội là sẽ không phải thi hành án phạt tù? (Hình từ Internet)
Người phạm tội cố tình mang thai liên tục để trốn tránh chấp hành án phạt tù có được không?
Về vấn đề người phạm tội là phụ nữ mang thai sẽ được hoãn chấp hành án phạt tù thể hiện tính nhân đạo của pháp luật nước ta.
Theo đó, trên thực tế không thể tránh được trường hợp người phạm tội sau lại tiếp tục mang thai sau trong thời gian hoãn chấp hành án phạt tù.
Vì thực tiễn đó, nên trên tinh thần của Văn bản 01/2017/GĐ-TANDTC giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ như sau:
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 61 Bộ luật Hình sự năm 1999 (điểm b khoản 1 Điều 67 Bộ luật Hình sự năm 2015) thì người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong trường hợp “Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi.
Như vậy, nếu người bị kết án là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi, không phân biệt họ cố tình có thai và sinh con liên tục để trốn tránh nghĩa vụ thi hành án phạt tù hay không.
Người phạm tội là phụ nữ mang thai thì có phải chấp hành hình phạt tử hình hay không?
Căn cứ theo khoản 2, 3 Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tử hình như sau:
Tử hình
...
2. Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử.
3. Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
b) Người đủ 75 tuổi trở lên;
c) Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
...
Theo đó, pháp luật đã quy định không áp dụng hình phạt tử hình và không thi hành án tử hình đối với phụ nữ mang thai. Như vậy, có thai lúc phạm tội hay lúc đang đợi chấp hành án tử hình thì phụ nữ mang thai đều sẽ không phải chấp hành hình phạt này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?