Cấp thẻ BHYT tại TP. Hồ Chí Minh được phân cấp như thế nào? Thời hạn có giá trị sử dụng của thẻ BHYT là từ thời điểm nào?
Cấp thẻ BHYT tại TP. Hồ Chí Minh được phân cấp như thế nào?
Tại tiết 1.2.3 Tiểu mục 1.2 Mục 1 Công văn 1962/BHXH-TST năm 2023 có quy định phân cấp về cấp, ghi và xác nhận trên sổ BHXH như sau:
Phân cấp quản lý thu, sổ BHXH, thẻ BHYT:
1.2. Phân cấp về cấp, ghi và xác nhận trên sổ BHXH:
...
1.2.3. Phân cấp về cấp thẻ BHYT
- BHXH huyện: Cấp mới, cấp lại, đổi thẻ BHYT cho người tham gia BHYT do BHXH huyện trực tiếp thu và cấp lại, đổi thẻ BHYT (không thay đổi thông tin) cho người tham gia BHYT ở tỉnh khác.
- Văn phòng BHXH thành phố: cấp mới, cấp lại, đổi thẻ BHYT cho người tham gia BHYT tại các đơn vị do Văn phòng BHXH thành phố trực tiếp thu, người hưởng trợ cấp thất nghiệp và cấp lại, đổi thẻ BHYT (không thay đổi thông tin) cho người tham gia BHYT ở tỉnh khác.
Lưu ý: Cơ quan BHXH hướng dẫn người tham gia BHYT sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID hoặc thẻ căn cước công dân có gắn chíp để khám chữa bệnh BHYT, không thực hiện cấp đổi thẻ BHYT giấy (trừ trường hợp người tham gia không sử dụng điện thoại thông minh hoặc chưa có căn cước công dân có gắn chíp thì đề nghị cơ quan BHXH cấp thẻ BHYT giấy).
Như vậy, việc cấp thẻ BHYT tại TP. Hồ Chí Minh được phân cấp như sau:
Đối với BHXH huyện:
- Cấp mới, cấp lại, đổi thẻ BHYT cho người tham gia BHYT do BHXH huyện trực tiếp thu;
- Cấp lại, đổi thẻ BHYT (không thay đổi thông tin) cho người tham gia BHYT ở tỉnh khác.
Đối với Văn phòng BHXH thành phố:
- Cấp mới, cấp lại, đổi thẻ BHYT cho người tham gia BHYT tại các đơn vị do Văn phòng BHXH thành phố trực tiếp thu, người hưởng trợ cấp thất nghiệp;
- Cấp lại, đổi thẻ BHYT (không thay đổi thông tin) cho người tham gia BHYT ở tỉnh khác.
Cấp thẻ BHYT tại TP. Hồ Chí Minh được phân cấp như thế nào? Thời hạn có giá trị sử dụng của thẻ BHYT là từ thời điểm nào? (Hình từ Internet)
Thời hạn có giá trị sử dụng của thẻ BHYT là từ thời điểm nào?
Tại Tiểu mục 2.1 Mục 2 Công văn 1962/BHXH-TST năm 2023 TP Hồ Chí Minh có quy định thời hạn có giá trị sử dụng của thẻ BHYT như sau:
Thời điểm thẻ BHYT có giá trị sử dụng thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 47 Văn bản hợp nhất 922/VBHN-BHXH năm 2023 của BHXH Việt Nam:
- Đối tượng cùng tham gia BHXH, BHYT thẻ có giá trị sử dụng kể từ ngày đóng tiền BHYT (ngày 1 của tháng đóng tiền và có phát sinh nộp hồ sơ).
- Đối tượng chỉ tham gia BHYT do NSNN hoặc cơ quan BHXH đóng: thẻ có giá trị sử dụng kể từ ngày 01 của tháng phát sinh nộp hồ sơ.
- Đối tượng hưu trí và ốm đau dài ngày, thẻ BHYT có giá trị từ ngày hưởng chế độ hưu trí và ốm dài ngày.
- Đối với người hiến bộ phận cơ thể, thẻ BHYT có giá trị sử dụng ngay sau khi hiến bộ phận cơ thể.
- Đối tượng trẻ em: trường hợp trẻ em sinh trước ngày 30/9, thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/9 của năm trẻ đủ 72 tháng tuổi;
Trường hợp trẻ sinh sau ngày 30/9, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến hết ngày cuối của tháng trẻ đủ 72 tháng tuổi.
- Đối tượng thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng, thẻ BHYT có giá trị sử dụng từ ngày được hưởng trợ cấp xã hội tại quyết định của UBND cấp huyện.
- Đối với người thuộc hộ gia đình nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;
Người thuộc hộ gia đình cận nghèo mà được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng BHYT, người được phong tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú thuộc hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người hàng tháng thấp hơn mức lương cơ sở, thẻ BHYT có giá trị sử dụng từ ngày 01 của tháng quyết định có hiệu hiệu lực.
- Đối với học sinh, sinh viên:
+ Đối với học sinh lớp 1: Giá trị sử dụng bắt đầu từ ngày 01/10 năm đầu tiên của cấp tiểu học;
+ Đối với học sinh lớp 12: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/9 của năm đó.
+ Đối với học sinh, sinh viên năm thứ nhất của khóa học: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng từ ngày nhập học, trừ trường hợp thẻ của học sinh lớp 12 đang còn giá trị sử dụng;
+ Đối với học sinh, sinh viên năm cuối của khóa học: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến ngày cuối của tháng kết thúc khóa học.
Tạm giữ thẻ BHYT trong trường hợp nào?
Tại Điều 20 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được bổ sung bởi khoản 13 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 có quy định thu hồi, tạm giữ thẻ BHYT như sau:
Thu hồi, tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế
1. Thẻ bảo hiểm y tế bị thu hồi trong trường hợp sau đây:
a) Gian lận trong việc cấp thẻ bảo hiểm y tế;
b) Người có tên trong thẻ bảo hiểm y tế không tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế.
c) Cấp trùng thẻ bảo hiểm y tế.
2. Thẻ bảo hiểm y tế bị tạm giữ trong trường hợp người đi khám bệnh, chữa bệnh sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác. Người có thẻ bảo hiểm y tế bị tạm giữ có trách nhiệm đến nhận lại thẻ và nộp phạt theo quy định của pháp luật.
Như vậy, thẻ BHYT sẽ bị tạm giữ nếu người đi khám bệnh, chữa bệnh sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác.
Người có thẻ bảo hiểm y tế bị tạm giữ có trách nhiệm đến nhận lại thẻ và nộp phạt.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?