Quần áo chống nhiễm xạ theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6880:2001?

Cho tôi hỏi quần áo chống nhiễm xạ theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6880:2001 được quy định như thế nào? Câu hỏi từ chị Giang (Đà Lạt)

Theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6880:2001, quần áo chống nhiễm xạ gồm những loại nào?

Căn cứ Mục 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6880:2001 (ISO 8194:1987) về Bảo vệ chống phóng xạ - Quần áo bảo vệ chống nhiễm xạ - Thiết kế, lựa chọn, thử nghiệm và sử dụng có định nghĩa về các loại quần áo chống nhiễm xạ

Định nghĩa
3.1. Quần áo được thông gió bằng khí nén (ventilated-pressurized garments)
Quần áo bảo vệ được làm từ vật liệu không thấm, được cấp khí thở đảm bảo việc thông gió và áp suất dư bên trong.
Quần áo này bảo vệ đường hô hấp và toàn bộ cơ thể (đầu, tay, chân) hoặc chỉ phần trên của cơ thể.
3.2. Quần áo không được thông gió bằng khí nén (unventilated-unpressurized garments)
Quần áo bảo vệ được làm từ vật liệu không thấm hoặc thấm, không có thông gió bên trong.
Quần áo này không bảo vệ đường hô hấp mà chỉ bảo vệ các bộ phận khác của cơ thể.

Như vậy, quần áo chống nhiễm xạ gồm:

- Quần áo được thông gió bằng khí nén:

+ Quần áo bảo vệ được làm từ vật liệu không thấm, được cấp khí thở đảm bảo việc thông gió và áp suất dư bên trong.

+ Quần áo này bảo vệ đường hô hấp và toàn bộ cơ thể (đầu, tay, chân) hoặc chỉ phần trên của cơ thể.

- Quần áo không được thông gió bằng khí nén:

+ Quần áo bảo vệ được làm từ vật liệu không thấm hoặc thấm, không có thông gió bên trong.

+ Quần áo này không bảo vệ đường hô hấp mà chỉ bảo vệ các bộ phận khác của cơ thể.

Quần áo chống nhiễm xạ theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6880:2001? (Hình từ Internet)

Quần áo được thông gió bằng khí nén được sản xuất theo tiêu chuẩn nào?

Căn cứ Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6880:2001 (ISO 8194:1987) về Bảo vệ chống phóng xạ - Quần áo bảo vệ chống nhiễm xạ - Thiết kế, lựa chọn, thử nghiệm và sử dụng quy định loại quần áo chống nhiễm xạ được thông gió bằng khí nén như sau:

Phân loại quần áo quy định tại Tiểu muc 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6880:2001 (ISO 8194:1987) gồm các loại sau:

- Loại I: Quần áo được thông gió bằng khí nén có đường thoát khí bên ngoài áo.

Khí xả được dẫn vào và thải ra ở một nơi xa không khí xung quanh, (ví dụ môi trường argon) vì vậy thành phần không khí xung quanh không bị ảnh hưởng.

- Loại II: Quần áo được thông gió bằng khí nén có đường dẫn thoát khí ra ngoài và được kiểm soát

Ở loại này, các thiết bị xả (van, lỗ, phin lọc khí và các chi tiết đặc thù khác) được gắn khít với đường dẫn khí xả qua một khoảng cách đã định sao cho ngăn cản được sự khuyếch tán ô nhiễm ngược trở lại, nhờ việc đảm bảo một tốc độ xả khí đủ nhanh.

- Loại III: Quần áo được thông gió bằng khí nén với đường thoát khí được kiểm soát. Không khí được thải ra xung quanh qua các thiết bị xả (van, lỗ, phin lọc khí và các chi tiết đặc thù khác).

- Loại IV: Quần áo được thông gió bằng khí nén với đường thoát khí không được kiểm soát. Không khí được thoát tự do ra xung quanh (qua thắt lưng, ống tay…)

Độ kín

- Mục đích chính của quần áo được thông gió bằng khí nén là bảo vệ người mặc một cách thỏa đáng, tránh không khí ô nhiễm.

- Điều này đạt được, một phần nhờ vào việc chế tạo bộ quần áo ngoài thích hợp, tốt nhất là ở từng bộ phận, một phần nhờ bộ phận cấp khí có áp suất dư có tác dụng ngăn chặn và làm sạch các chất gây ô nhiễm rò rỉ vào bên trong quần áo.

Vật liệu

- Vật liệu để chế tạo quần áo là loại không bị thấm các chất ô nhiễm phóng xạ (xem 4.7) và tránh tác dụng bất lợi gây ra bởi các chất khác tại nơi làm việc, cũng như các điều kiện khí hậu khắc nghiệt.

- Vật liệu cần phải phù hợp với việc chế tạo quần áo bảo vệ và thải bỏ chúng sau khi sử dụng.

- Vật liệu có thể tiếp xúc với da vì vậy cần phải trơn, nhẵn và không chứa các chất gây kích thích hoặc dị ứng và trong khi sử dụng (đặc biệt là khi tiếp xúc với mồ hôi) hoặc lưu kho không được thải ra các hóa chất thuộc loại nguy hiểm cho cơ thể người.

- Vật liệu, bề mặt và các phần hoàn chỉnh khác trong quần áo để tái sử dụng phải dễ dàng được tẩy xạ và/hoặc làm sạch sau khi dùng.

- Phải chỉ rõ khả năng cháy của vật liệu. Đặc tính cháy của vật liệu làm quần áo phải phù hợp với đòi hỏi trong luật quốc gia đã ban hành, nếu có.

- Quần áo phải được làm từ các vật liệu cho phép lưu kho ít nhất là hai năm trong điều kiện được nhà sản xuất khuyến cáo.

- Các điều kiện có thể như không để tiếp xúc với ánh sáng, đặc biệt là tia cực tím và lưu kho ở nhiệt độ thường trong phòng.

Sản xuất

- Thiết kế: Kiểu dáng và kích cỡ của quần áo cần phải phù hợp và không gây cản trở khi di chuyển

- Khối lượng cần phải giảm tới mức có thể, đảm bảo an toàn và thuận tiện cho người dùng, giảm các nỗ lực thể chất.

- Lắp kín cần phải giảm thiểu nguy cơ nhiễm xạ khi người mặc thay quần áo.

- Mũ trùm

+ Là một bộ phận của quần áo, trùm qua đầu người mặc, nó có thể là loại cứng hoặc mềm dẻo.

+ Phần mặt kính của mũ trùm cần đủ rộng để đảm bảo việc quan sát khi thực hiện công việc. Khuyết tật quang học cần giữ ở mức thấp nhất.

+ Cần cung cấp các phương tiện chống làm mờ mặt kính.

+ Trong trường hợp mũ cứng được thiết kế để bảo vệ chống va đập thì phải phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam

+ Chân đế của mũ cứng kết nối với quần áo phải kín và dễ tháo lắp mũ để làm vệ sinh, sửa chữa, thay thế.

- Găng tay

+ Là một phần hoặc được nối liền hoặc c

+ Trong mọi trường hợp, cần lựa chọn găng tay phù hợp với nơi sử dụng, số lượng găng tay lồng vào nhau chủ yếu phụ thuộc vào tính chất công việc.

- Giày ủng

+ Là một phần hoặc được nối liền hoặc có thể tháo rời với bộ quần áo (chú ý đảm bảo không để khí lọt qua chỗ ráp).

+ Trong mọi trường hợp, việc lựa chọn giày ủng phụ thuộc vào tính chất công việc.

Cấp dưỡng khí và thông gió bên trong để thông gió cho quần áo không chỉ đáp ứng nhu cầu thở mà cả điều hòa thân nhiệt của người mặc.

- Lưu lượng dòng khí

+ Lưu lượng dòng khí trong khoảng từ 9 m3/h đến 15 m3/h (khoảng từ 150 đến 250 l/min (ở nhiệt độ và áp suất thường)1) trong điều kiện sử dụng bình thường2).

+ Trong các điều kiện làm việc khắc nghiệt (nhiệt độ xung quanh cao, áp suất không khí thấp, người mặc hoạt động nhiều), lưu lượng dòng khí cần đạt tới 30 m3/h (500 l/min).

+ Phương pháp xác định lưu lượng dòng khí cho quần áo được thông gió bằng khí nén được nêu ra ở phụ lục C.

- Điều chỉnh lưu lượng dòng khí

+ Lưu lượng dòng khí thổi được điều chỉnh bởi người mặc hoặc từ bảng điều khiển. Điều này cho phép điều chỉnh lưu lượng dòng khí thay đổi theo hoạt động của người mặc, nhiệt độ xung quanh và áp suất nguồn khí. \

+ Các van điều chỉnh của quần áo cần nhỏ gọn, nhạy và sạch.

+ Van phải được đặt ở vị trí để người mặc dễ với tới và xa phần mũ để không gây tiếng ồn.

+ Vòi khí phải lắp khít với bộ phận khóa hoặc lỗ cấp khí để đảm bảo cho người mặc được cấp một lượng khí tối thiểu để thở khi cần thiết, khoảng 3,6 m3/h (60 l/s) khi vòi đột ngột bị đóng.

- Áp suất dư trong quần áo

+ Sự giảm áp suất của không khí thông gió qua sự xả khí gây ra áp suất dư trong quần áo.

+ Áp suất dư góp phần ngăn chặn có hiệu quả các chất ô nhiễm lọt vào trong quần áo do các khuyết tật về độ kín của quần áo.

+ Áp suất dư thông thường trong quần áo ở vào khoảng từ 0,1 kPa đến 0,3 kPa (1 mbar đến 3 mbar), phép đo được thực hiện trên quần áo với một lượng không đổi (đối với người mặc không cử động) là 12 m3/h (200 l/min) (ở nhiệt độ và áp suất thường).

+ Nếu người mặc vận động mạnh (co duỗi, cúi xuống, v.v…) thể tích tĩnh của quần sao có xu hướng bị giảm đi trong một khoảng thời gian ngắn sẽ gây ra một lưu lượng cao qua thiết bị thoát.

+ Nếu thiết bị thoát không thể hấp thụ những đỉnh của lưu lượng dòng khí này, thì áp suất dư sinh ra có thể gây ù tai cho người mặc.

+Áp suất dư trong quần áo được đo trong điều kiện trên, sử dụng áp kế với thời gian phù hợp, không vượt quá 1,2 kPa (12 mbar)

- Thành phần của dưỡng khí

+ Không khí cung cấp cho quần áo thông gió cần phải tương tự như không khí xung quanh đến mức có thể.

+ Giá trị cao nhất cho phép các chất ô nhiễm được quy định trong TCVN 5937 - 1995TCVN 5938 - 1995.

+ Mức ô nhiễm của khí thở cần phải được giữ ở mức nhỏ nhất, nhưng trong bất cứ trường hợp nào cũng không được vượt quá giới hạn tiếp xúc nghề nghiệp (OEL).

- Điều hòa không khí

+ Khi mặc quần áo ở những nơi có nhiệt độ không bình thường, quần áo cần phải được cấp khí nóng hoặc mát cho phù hợp.

+ Trong trường hợp nhiệt độ không khí xung quanh cao hơn bình thường và những nơi phải hoạt động thể chất phức tạp, căng thẳng, nhiệt có thể được giảm nhờ làm khô không khí cung cấp.

- Đặc tính của ống dẫn khí

+ Ống dẫn khí mềm dùng để cấp khí thở cho quần áo được thông gió và bằng khí nén phải được sản xuất từ những vật liệu không gây ảnh hưởng đến chất lượng khí thở; chịu được áp suất cấp khí ở mức lớn nhất; chịu được lực kéo; chịu xoắn; chịu va đập; nhẹ đến mức có thể.

- Thiết bị thông gió bên trong

+ Thông gió bên trong cần phải cung cấp đủ lượng dưỡng khí đồng nhất, thay mới ở tất cả các vùng của quần áo trong mọi tư thế và hoạt động của người mặc.

+ Không khí cấp vào phần mũ trùm có tác dụng thông gió phần mặt cũng như pha loãng và kéo theo khí thở chứa cacbon dioxit và hơi nước ra ngoài (do vậy ngăn ngừa được mối nguy hiểm do sự tuần hoàn cacbon dioxit và làm mờ kính nhìn).

- Thiết bị xả khí

+ Các thiết bị này được dùng để dẫn khí thoát ra ngoài quần áo sao cho tổn thấp áp suất nhỏ nhất, đồng thời ngăn ngừa không khí bên ngoài xâm nhập vào trong quần áo qua chỗ rò, hoặc để lọc không khí trước khi xâm nhập vào trong quần áo, do vậy giảm thiểu các chất gây ô nhiễm.

- Các thiết bị cấp cứu

+ Trong trường hợp sự cấp khí bị ngừng, sự an toàn của người mặc được bảo đảm bằng một thiết bị cấp cứu, nó cho phép người mặc có thể thở trong thời gian cần thiết để được đưa ra khỏi vùng ô nhiễm, hoặc được đảm bảo nhờ sử dụng mặt nạ phòng độc.

+ Nếu quần áo được sử dụng trong những môi trường mà sự tiếp xúc có thể nguy hiểm đến tính mạng người mặc thì phải trang bị các thiết bị, máy hô hấp dự phòng độc lập cho người mặc.

Mức áp suất âm và dẫn truyền tiếng nói

- Mức áp suất âm bên trong mũ do luồng khí tạo ra cần phải thấp để không gây mệt mỏi cho người mặc.

- Khi đang sử dụng, mức áp suất âm cao nhất đối với tai phải nhỏ hơn 80 dB(A), dùng máy đo mức âm kiểu phù hợp với TCVN 6775 : 2000 (IEC 651) cho lưu lượng dòng khí lớn nhất đối với quần áo được xem xét.

- Nếu quần áo được nối với các thiết bị dẫn truyền tiếng nói, có dây hoặc không dây, người mặc có thể giữ liên lạc với nhân viên giám sát hoặc các đồng nghiệp cùng nhóm trong toàn bộ thời gian.

Bảo vệ chống tritium

- Tritium là đồng vị của hydro; phân tử tritium có trọng lượng thấp, đặc biệt linh động và có khả năng xuyên qua các bức tường kim loại mỏng, chất dẻo hay chất đàn hồi ở nhiệt độ thường.

- Do có thể tự kết hợp với oxy trong không khí và thay thế vị trí hydro trong hơi nước, nó có khả năng tự chuyển thành hơi nước nặng. Nước nặng xâm nhập vào cơ thể giống như nước thường, nó nguy hiểm hơn khí tritium.

- Quần áo chống tritium cần phải bảo vệ cả đường hô hấp thông qua việc cấp dưỡng khí và bảo vệ da bằng cách cách ly hoàn toàn cơ thể với không khí ô nhiễm. Các điều kiện này được đáp ứng nhờ vào sử dụng quần áo ngoài có thông gió, mà

+ Vật liệu có độ xốp đủ ngăn được tritium phân tử và hơi nước nặng;

+ Các thiết bị xả khí vừa khít với đầu của đường xả khí qua một khoảng cách nhất định, và đảm bảo tốc độ xả khí lơn hơn tốc độ xâm nhập trở lại của tritium;

+ Độ kín tổng thể cao;

+ Các thiết bị thông gió bên trong có khả năng bảo đảm thông gió đủ và đều khắp, không tạo ra vùng thể tích tĩnh mà cũng không tạo ra những vòng chu chuyển hẹp, nhờ vậy mọi phần tử tritium xâm nhập qua quần áo bị phân tán và thải nhanh ra khỏi quần áo.

Hướng dẫn sử dụng

Tất cả quần áo được thông gió bằng khí nén cần phải có hướng dẫn sử dụng kèm theo gồm các nội dung: cách mặc và sử dụng chúng, cách cởi, cách làm giảm các nguy cơ nhiễm xạ, cách cất giữ và bảo quản, điều kiện giới hạn sử dụng và mọi hạn chế do bản chất của nguyên liệu.

Quần áo không được thông gió bằng khí nén được sản xuất theo tiêu chuẩn nào?

Căn cứ Mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6880:2001 (ISO 8194:1987) về Bảo vệ chống phóng xạ - Quần áo bảo vệ chống nhiễm xạ - Thiết kế, lựa chọn, thử nghiệm và sử dụng quy định về quần áo chống nhiễm xạ không được thông gió bằng khí nén:

Vật liệu

- Vật liệu không thấm được sử dụng để chế tạo quần áo là loại không bị thấm các chất phóng xạ.

+ Vật liệu có thể tiếp xúc với da vì vậy cần phải trơn, nhẵn và không chứa các chất gây kích thích hoặc dị ứng, và trong khi sử dụng (đặc biệt là khi tiếp xúc với mồ hôi) hoặc lưu kho không được thải ra các hóa chất thuộc loại nguy hiểm cho cơ thể người.

+ Phải chỉ rõ khả năng cháy của vật liệu. Đặc tính cháy của vật liệu làm quần áo cần phải phù hợp với đòi hỏi trong luật quốc gia đã ban hành, nếu có.

+ Quần áo phải được làm từ các vật liệu cho phép lưu kho ít nhất là hai năm trong điều kiện được nhà sản xuất khuyến cáo.

+ Các điều kiện có thể bao gồm như không tiếp xúc với ánh sáng, đặc biệt là tia cực tím và duy trì nhiệt độ thường trong phòng.

- Vật liệu thấm cần phải có mức độ bảo vệ tương ứng với môi trường và mục đích sử dụng của quần áo.

+ Vật liệu phải kháng nước bằng những hạt rắn và dễ làm sạch với bất kỳ sự nhiễm bẩn nào lên quần áo.

+ Các vật liệu có thể tiếp xúc với da vì vậy phải trơn, nhẵn và không chứa các chất gây kích thích hoặc dị ứng.

+ Các loại vật liệu được sử dụng phải phù hợp để tẩy xạ bằng quá trình giặt công nghiệp hoặc dễ tiêu hủy, thay thế.

Sản xuất

- Thiết kế

+ Thiết kế quần áo không được thông gió bằng khí nén, phải giảm tối đa sự bất tiện cho người dùng, tránh các phần nhô ra (các nút bấm, thiết bị, túi, thắt lưng …) có thể gây vướng víu ở các vùng làm việc chật hẹp hoặc vướng vào chi tiết của máy đang chuyển động.

+ Quần áo có thể gồm một hoặc hai phần, có hoặc không có găng tay (xem 5.2.3), giày ủng hoặc mũ trùm.

+ Phần mặt của thiết bị bảo vệ đường hô hấp phải tháo lắp dễ dàng.

+ Thiết kế cho phép người mặc có thể tự mặc hoặc cởi quần áo và giảm thiểu các nguy cơ nhiễm xạ.

+ Các kiểu quần áo làm từ vật liệu thấm cần tạo cho người mặc sự dễ chịu và thoải mái.

+ Nếu ủng và găng tay được sử dụng riêng rẽ, tay áo và gấu quần có thể được gập xuống.

- Lắp kín

+ Quần áo không được thông gió bằng khí nén tạo sự giới hạn bao bọc cơ thể, và độ lắp kín có thể được tăng cường bằng cách dùng băng dính.

+ Các bộ phận lắp kín được thiết kế để giảm tới mức thấp nhất nguy cơ gây ô nhiễm khi người mặc thay quần áo.

- Găng tay là một phần hoặc được nối liền với bộ quần áo hoặc có thể tháo rời (chú ý đảm bảo không để khí lọt qua chỗ ráp).

+Trong mọi trường hợp, cần lựa chọn găng tay phù hợp với nơi sử dụng và số găng tay lồng vào nhau chủ yếu phụ thuộc vào tính chất công việc được thực hiện.

Trân trọng!

Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tiêu chuẩn Việt Nam
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn quy hoạch cảng hàng không là bao lâu theo TCVN 12575:2019?
Hỏi đáp Pháp luật
Các dạng sản phẩm măng đóng hộp theo TCVN 13119:2020?
Hỏi đáp Pháp luật
Các biện pháp phòng ngừa chung về an toàn trong quá trình lấy mẫu nước theo TCVN 6663-1:2011?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu về bố trí bình chứa bột và bình chứa khí đẩy đối với hệ thống chữa cháy bằng bột theo TCVN 13877-2:2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu chung về khảo nghiệm hiệu lực sinh học thuốc bảo vệ thực vật theo TCVN 12561:2022?
Hỏi đáp Pháp luật
Biên bản thử nghiệm bao bì vận chuyển bao gồm các số liệu nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4869-89?
Hỏi đáp Pháp luật
Sản phẩm tôm thịt luộc chín đông lạnh phải đạt được các chỉ tiêu vi sinh vật nào theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5836–1994?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách tiến hành đường chuẩn độ xác định hàm lượng clorua trong sản phẩm thịt theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4836-2:2009 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy trình lấy mẫu xác định tổng nồng độ các hợp chất hữu cơ trong khí thải lò đốt chất thải rắn theo TCVN 7558-2:2005 được thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Môi trường nhiệt được chấp nhận là tiện nghi theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7438:2004?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tiêu chuẩn Việt Nam
Phan Vũ Hiền Mai
774 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tiêu chuẩn Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tiêu chuẩn Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào