Những giải pháp thực hiện bình đẳng giới trong trong công tác phụ nữ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?

Cho tôi hỏi những giải pháp thực hiện bình đẳng giới trong trong công tác phụ nữ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước? (Câu hỏi của chị Trang - Tuy Hòa)

Những giải pháp thực hiện bình đẳng giới trong trong công tác phụ nữ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?

Thông qua việc thực hiện trủ trương chính sách của Ðảng và Nhà nước phong trào phụ nữ và bình đẳng giới của nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn.

Tuy vậy, trước thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, tình hình phụ nữ và công tác phụ nữ còn nhiều mặt hạn chế, đồng thời lại có những vấn đề mới đặt ra với nhiều thách thức.

Chính vì vậy, tại Tiểu mục 3 Mục II Nghị quyết 11- NQ/TW năm 2007 đã đưa ra một số giải pháp đối với bình đẳng giới trong công tác phụ nữ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như sau:

- Nâng cao nhận thức về công tác phụ nữ và bình đẳng giới.

- Xây dựng, hoàn thiện và thực hiện tốt hệ thống luật pháp, chính sách về bình đẳng giới, tạo điều kiện cho sự phát triển của phụ nữ. Đặc biệt chú trọng triển khai thực hiện tốt Luật Bình đẳng giới.

- Xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách, bảo đảm tốt hơn quyền lợi chính đáng của phụ nữ, đặc biệt trong các lĩnh vực: lao động-việc làm, giáo dục - đào tạo, dạy nghề, doanh nghiệp, quan hệ dân sự, đất đai, môi trường, bảo hiểm xã hội, hôn nhân-gia đình, chăm sóc sức khỏe, bảo vệ bà mẹ-trẻ em.

- Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

- Xây dựng người phụ nữ Việt Nam có sức khỏe, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, cò lòng nhân hậu.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học nữ có trình độ cao, cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Xây dựng, củng cố Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thực sự vững mạnh, phát huy đầy đủ vai trò nòng cốt trong công tác vận động phụ nữ.

Bình đẳng giới trong trong công tác phụ nữ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước? (Hình từ Internet).

Bình đẳng giới trong trong công tác phụ nữ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước? (Hình từ Internet).

Bình đẳng giới trong gia đình như thế nào?

Căn cứ theo quy định Điều 18 Luật Bình đẳng giới 2006 về bình đẳng giới trong gia đình như sau:

Bình đẳng giới trong gia đình
1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.
2. Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình.
3. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.
4. Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.
5. Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.

Mặt khác tại quy định Điều 17 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 về bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng như sau:

Bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng
Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan.

Theo khoản 1 Điều 29 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng như sau:

Nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng
1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.
.....

Như vậy, qua các quy định trên, bình đẳng giới trong gia đình được thể hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau như sau:

- Quyền và nghĩa vụ về chế độ tài sản của vợ chồng bình đẳng như nhau.

- Không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.

- Bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm.

- Các thành viên trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.

Có bao nhiêu biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới?

Tại quy định Điều 19 Luật Bình đẳng giới 2006 thì có biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới bao gồm:

- Quy định tỷ lệ nam, nữ hoặc bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng tham gia, thụ hưởng.

- Đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ năng lực cho nữ hoặc nam;

- Hỗ trợ để tạo điều kiện, cơ hội cho nữ hoặc nam.

- Quy định tiêu chuẩn, điều kiện đặc thù cho nữ hoặc nam.

- Quy định nữ được quyền lựa chọn trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam.

- Quy định việc ưu tiên nữ trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam.

- Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới khác theo từng lĩnh vực.

Trân trọng!

Bình đẳng giới
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Bình đẳng giới
Hỏi đáp Pháp luật
Hình phạt cao nhất của tội xâm phạm quyền bình đẳng giới là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Trách nhiệm của Chính phủ trong việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Luật Bình đẳng giới mới nhất hiện nay là luật nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Những giải pháp thực hiện bình đẳng giới trong trong công tác phụ nữ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?
Hỏi đáp Pháp luật
Bình đẳng giới là gì? Ép buộc con gái nghỉ học để dành tiền cho con trai có vi phạm bình đẳng giới?
Hỏi đáp Pháp luật
Công tác bình đẳng giới 2023: Đẩy mạnh thu hút sự tham gia của nam giới, trẻ em trai trong các hoạt động truyền thông về bình đẳng giới?
Hỏi đáp pháp luật
Mục tiêu của bình đẳng giới được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Bố, mẹ cấm cản con chọn ngành, nghề đạo tạo vì lý do giới tính có vi phạm pháp luật không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bình đẳng giới
Dương Thanh Trúc
10,803 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bình đẳng giới
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào