Giáo viên là viên chức tự ý nghỉ dạy không có lý do chính đáng thì bị xử lý kỷ luật như thế nào?
Có những hình thức kỷ luật đối với giáo viên là viên chức nào?
Căn cứ theo Điều 52 Luật Viên chức 2010 quy định về các hình thức kỷ luật viên chức như sau:
Các hình thức kỷ luật đối với viên chức
1. Viên chức vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Cách chức;
d) Buộc thôi việc.
2. Viên chức bị kỷ luật bằng một trong các hình thức quy định tại khoản 1 Điều này còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan.
3. Hình thức kỷ luật cách chức chỉ áp dụng đối với viên chức quản lý.
4. Quyết định kỷ luật được lưu vào hồ sơ viên chức.
5. Chính phủ quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với viên chức.
Theo đó, có 04 hình thức kỷ luật đối với viên chức có hành vi vi phạm pháp luật là khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc.
Ngoài ra, viên chức còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
Giáo viên là viên chức tự ý nghỉ dạy không có lý do chính đáng thì bị xử lý kỷ luật như thế nào? (Hình từ Internet)
Giáo viên tự ý nghỉ dạy không có lý do chính đáng thì bị xử lý kỷ luật như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 19 Luật Viên chức 2010 quy định về những việc viên chức không được làm như sau:
Những việc viên chức không được làm
1. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công.
...
Trước đây, theo Điều 10, 11, 13 Nghị định 27/2012/NĐ-CP (đã bị bãi bỏ bởi điểm b khoản 2 Điều 44 Nghị định 112/2020/NĐ-CP) quy định về xử lý kỷ luật viên chức như sau:
Xử lý kỷ luật đối với viên chức nói chung và giáo viên nói riêng về hành vi tự ý bỏ việc là:
- Xử lý kỷ luật khiển trách đối với giáo viên tự ý bỏ việc từ từ 03 đến dưới 05 ngày làm việc trong một tháng được tính trong tháng dương lịch hoặc từ 03 đến dưới 05 ngày làm việc liên tiếp, mà không có lý do chính đáng;
- Xử lý kỷ luật cảnh cáo đối với giáo viên tự ý bỏ việc từ 05 đến dưới 07 ngày làm việc trong một tháng được tính trong tháng dương lịch hoặc từ 05 đến dưới 07 ngày làm việc liên tiếp, mà không có lý do chính đáng;
- Xử lý kỷ luật buộc thôi việc đối với giáo viên tự ý bỏ việc từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà không có lý do chính đáng được tính trong tháng dương lịch; năm dương lịch;
Tuy nhiên tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc xử lý kỷ luật như sau:
Nguyên tắc xử lý kỷ luật
...
4. Khi xem xét xử lý kỷ luật phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, thái độ tiếp thu và sửa chữa, việc khắc phục khuyết điểm, vi phạm, hậu quả đã gây ra.
...
Như vậy, theo quy định hiện hành, trường hợp giáo viên tự ý nghỉ dạy không có lý do chính đáng thì khi xem xét xử lý kỷ luật phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, thái độ tiếp thu và sửa chữa, việc khắc phục khuyết điểm, vi phạm, hậu quả đã gây ra.
Hình thức xử lý kỷ luật cụ thể sẽ căn cứ vào quy định của cơ quan, đơn vị.
Ai có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với giáo viên là viên chức?
Căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 11 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về hiệu trưởng và phó hiệu trưởng trường THCS, THPT như sau:
Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng
1. Hiệu trưởng
...
d) Nhiệm vụ và quyền của hiệu trưởng:
...
- Thực hiện tuyển dụng, quản lý giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động, tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định của pháp luật;
...
Đồng thời tại điểm d khoản 1 Điều 11 Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định về hiệu trưởng và phó hiệu trưởng trường tiểu học như sau:
Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng
1. Hiệu trưởng
...
d) Nhiệm vụ và quyền của hiệu trưởng:
...
Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng thi đua khen thưởng; hội đồng kỉ luật, hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; cử giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
...
Theo đó, đối với giáo viên tiểu học thì hiệu trưởng sẽ có quyền thành lập hội đồng kỷ luật, quyền kỷ luật thuộc về hội đồng kỷ luật
Bên cạnh đó, đối với giáo viên THCS, THPT thì quyền kỷ luật thuộc về hiệu trưởng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?