Doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường thiệt hại đối với chủ xe cơ giới trong trường hợp nào?

Xin hỏi: Doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường thiệt hại đối với chủ xe cơ giới trong trường hợp nào? Mức bồi thường bảo hiểm đối với chủ xe cơ giới được xác định như thế nào?- Câu hỏi của chị Triệu (Hà Nội).

Doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường thiệt hại đối với chủ xe cơ giới trong trường hợp nào?

Tại Điều 13 Nghị định 03/2021/NĐ-CP có quy định doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường thiệt hại đối với chủ xe cơ giới trong 08 trường hợp như sau:

(1) Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe cơ giới, người lái xe hoặc người bị thiệt hại.

(2) Người lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Trường hợp người lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy nhưng đã thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe Cơ giới thì không thuộc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm.

(3) Người lái xe chưa đủ độ tuổi hoặc quá độ tuổi điều khiển xe cơ giới theo quy định pháp luật về giao thông đường bộ;

Người lái xe không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ (có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản Lý Giấy phép lái xe); hoặc

Sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa hoặc sử dụng Giấy phép lái xe hết hạn sử dụng tại thời điểm xảy ra tai nạn hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không phù hợp đối với xe cơ giới bắt buộc phải có Giấy phép lái xe.

Trường hợp người lái xe bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe có thời hạn hoặc bị thu hồi Giấy phép lái xe thì được coi là không có Giấy phép lái xe.

(4) Thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp bao gồm: giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại.

(5) Thiệt hại đối với tài sản do lái xe điều khiển xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, sử dụng ma túy và chất kích thích bị cấm theo quy định của pháp luật.

(6) Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn.

(7) Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng, bạc, đá quý, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt.

(8) Chiến tranh, khủng bố, động đất.

Doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường thiệt hại đối với chủ xe cơ giới trong trường hợp nào?

Doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường thiệt hại đối với chủ xe cơ giới trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và thiệt hại về tài sải do xe cơ giới gây ra là bao nhiêu?

Tại Điều 4 Thông tư 04/2021/TT-BTC có quy định mức trách nhiệm bảo hiểm như sau:

Mức trách nhiệm bảo hiểm
1. Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng do xe cơ giới gây ra là một trăm năm mươi (150) triệu đồng cho một người trong một vụ tai nạn.
2. Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản:
a) Do xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự theo quy định của Luật Giao thông đường bộ gây ra là năm mươi (50) triệu đồng trong một vụ tai nạn.
b) Do xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe máy chuyên dùng theo quy định của Luật Giao thông đường bộ gây ra là một trăm (100) triệu đồng trong một vụ tai nạn.

Như vậy, mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và thiệt hại về tài sải do xe cơ giới gây ra được xác định như sau:

- Đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng do xe cơ giới gây ra thì mức trác nhiệm bảo hiểm là 150 triệu đồng cho một người trong một vụ tai nạn.

- Đối với thiệt hại về tài sản:

+ Do xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự gây ra là 50 triệu đồng trong một vụ tai nạn.

+ Do xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe máy chuyên dùng gây ra là 100 triệu đồng trong một vụ tai nạn.

Mức bồi thường bảo hiểm đối với chủ xe cơ giới được xác định như thế nào?

Tại khoản 3 Điều 14 Nghị định 03/2021/NĐ-CP có quy định mức bồi thường bảo hiểm như sau:

- Mức bồi thường cụ thể về sức khỏe, tính mạng được xác định:

+ Theo từng loại thương tật, thiệt hại theo Bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tính mạng;

Xem chi tiết Bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tính mạng ban hành kèm theo Phụ luc I ban hành kèm theo Nghị định 03/2021/NĐ-CP tại đây.

+ Theo thoả thuận (nếu có) giữa người được bảo hiểm và người bị thiệt hại hoặc người thừa kế của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại đã chết) hoặc đại diện của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án hoặc chưa đủ sáu tuổi), nhưng không vượt quá mức bồi thường quy định tại Bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tính mạng.

- Đối với vụ tai nạn được cơ quan có thẩm quyền xác định nguyên nhân do lỗi hoàn toàn của bên thứ ba, thì:

+ Mức bồi thường bảo hiểm về sức khỏe, tính mạng đối với các đối tượng thuộc bên thứ ba bằng 50% mức bồi thường quy định tại Bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tính mạng;

+ Mức bồi thường bảo hiểm về sức khỏe, tính mạng có thể theo thỏa thuận (nếu có) giữa người được bảo hiểm hoặc người thừa kế của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại đã chết) hoặc đại diện của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án hoặc chưa đủ sáu tuổi), nhưng không vượt quá 50% mức bồi thường quy định tại Bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tính mạng.

- Mức bồi thường cụ thể về thiệt hại đối với tài sản/1 vụ tai nạn được xác định theo thiệt hại thực tế và theo mức độ lỗi của người được bảo hiểm nhưng không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm.

Trân trọng!

Doanh nghiệp bảo hiểm
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Doanh nghiệp bảo hiểm
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp bảo hiểm được tổ chức dưới hình thức nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tuổi bảo hiểm là gì? Tuổi bảo hiểm được tính như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp bảo hiểm có được mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Giám đốc doanh nghiệp bảo hiểm có được đồng thời làm việc cho doanh nghiệp bảo hiểm khác không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy yêu cầu trả tiền bảo hiểm mới nhất 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của công ty TNHH bảo hiểm mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp bảo hiểm có được mở 02 tài khoản giao dịch chứng khoán tại một công ty chứng khoán không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ đăng ký thuế lần đầu của công ty kinh doanh bảo hiểm theo Thông tư 105 gồm những giấy tờ nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng một phần vốn điều lệ để ký quỹ tại đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được sử dụng tiền ký quỹ trong các trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Doanh nghiệp bảo hiểm
Lương Thị Tâm Như
530 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Doanh nghiệp bảo hiểm
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào