Không yêu nhau mà đăng ký kết hôn thì có vi phạm pháp luật hay không?
Không yêu nhau mà đăng ký kết hôn thì có vi phạm pháp luật hay không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về bảo vệ chế độ hôn nhân gia đình như sau:
Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;
e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
h) Bạo lực gia đình;
i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.
...
Tại Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:
Tình nghĩa vợ chồng
1. Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.
2. Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác.
Theo đó, việc kết hôn không dựa trên tình cảm của 02 bên không thuộc những trường hợp bị cấm theo quy định của pháp luật. Hiện nay cũng chưa có quy định cụ thể nào của pháp luật quy định về việc 02 người không yêu nhau mà đăng ký kết hôn với nhau sẽ vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên, sau khi kết hôn, vợ chồng phải có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình. Đây không chỉ là việc thực hiện theo quy định của pháp luật mà còn là cách để gắn kết tình cảm vợ chồng.
Đăng ký kết hôn không xuất phát từ tình cảm thì có vi phạm pháp luật hay không? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào thì được xem là kết hôn trái pháp luật?
Căn cứ tại khoản 6 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 giải thích một số từ ngữ như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
6. Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này.
...
Đồng thời tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn như sau:
Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Theo đó, khi nam nữ kết hôn vi phạm một trong các điều kiện sau sẽ được xem là kết hôn trái pháp luật:
- Vi phạm về độ tuổi kết hôn;
- Vi phạm về ý chí của người kết hôn;
- Vi phạm về năng lực hành vi dân sự của người kết hôn;
- Vi phạm về các quy định về cấm kết hôn.
Căn cứ hủy việc kết hôn trái pháp luật quy định như thế nào theo pháp luật nhu thế nào?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP quy định về căn cứ hủy việc kết hôn trái pháp luật như sau:
Khi giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, Tòa án phải căn cứ vào điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình 2014 để xem xét, quyết định xử lý việc kết hôn trái pháp luật và lưu ý một số điểm như sau:
- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên là trường hợp nam đã đủ hai mươi tuổi, nữ đã đủ mười tám tuổi trở lên và được xác định theo ngày, tháng, năm sinh. Trường hợp không xác định được ngày sinh, tháng sinh thì thực hiện như sau:
+ Nếu xác định được năm sinh nhưng không xác định được tháng sinh thì tháng sinh được xác định là tháng một của năm sinh;
+ Nếu xác định được năm sinh, tháng sinh nhưng không xác định được ngày sinh thì ngày sinh được xác định là ngày mùng một của tháng sinh.
- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định là trường hợp nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau hoàn toàn tự do theo ý chí của họ.
- Lừa dối kết hôn là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch và dẫn đến việc đồng ý kết hôn; nếu không có hành vi này thì bên bị lừa dối đã không đồng ý kết hôn.
- Người đang có vợ hoặc có chồng là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nhưng chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết;
+ Người xác lập quan hệ vợ chồng với người khác trước ngày 03-01-1987 mà chưa đăng ký kết hôn và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết;
+ Người đã kết hôn với người khác vi phạm điều kiện kết hôn nhưng đã được Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết.
- Việc xác định thời điểm cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn phải căn cứ vào các quy định của pháp luật. Tòa án yêu cầu đương sự xác định và cung cấp các tài liệu, chứng cứ để xác định thời điểm cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?