02 doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng thể hiện ngoại hối nhưng có quy đổi ra tiền Việt và thanh toán bằng tiền Việt thì có sai không?
02 doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng thể hiện ngoại hối nhưng có quy đổi ra tiền Việt và thanh toán bằng tiền Việt thì có sai không?
Tại Điều 22 Pháp lệnh ngoại hối 2005 được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh ngoại hối 2013 có quy định hạn chế sử dụng ngoại hối như sau:
Quy định hạn chế sử dụng ngoại hối
Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Tại Điều 3 Thông tư 32/2013/TT-NHNN có quy định nguyên tắc hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam khi ký hợp đồng thể hiện ngoại hối như sau:
Nguyên tắc hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam
Trên lãnh thổ Việt Nam, trừ các trường hợp được sử dụng ngoại hối quy định tại Điều 4 Thông tư này, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác (bao gồm cả quy đổi hoặc điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ, giá trị của hợp đồng, thỏa thuận) của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối.
Như vậy, 02 doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng mặc dù có quy đổi ra tiền Việt và thanh toán bằng tiền Việt tuy nhiên trên hợp đồng vẫn thể hiện ngoại hối thì vẫn vi phạm nguyên tắc hạn chế sử dụng ngoại hối.
Doanh nghiệp Việt Nam chỉ được phép sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam khi thuộc một trong 17 trường hợp tại Điều 4 Thông tư 32/2013/TT-NHNN.
02 doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng thể hiện ngoại hối nhưng có quy đổi ra tiền Việt và thanh toán bằng tiền Việt thì có sai không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp ký hợp đồng sử dụng ngoại hối bị phạt hành chính bao nhiêu?
Tại điểm n khoản 4 Điều 23 Nghị định 88/2019/NĐ-CP có quy định về vi phạm quy định về hoạt động ngoại hối như sau:
Vi phạm quy định về hoạt động ngoại hối
...
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
h) Chuyển, mang ngoại tệ, đồng Việt Nam ra nước ngoài, vào Việt Nam không đúng quy định của pháp luật, trừ các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan;
i) Ủy quyền, ủy quyền lại cho tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng làm đại lý chi, trả ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật;
k) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về việc mở, đóng, sử dụng tài khoản chuyên dùng ngoại tệ trong hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ;
l) Không thực hiện đúng trách nhiệm của tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế làm đại lý chi, trả ngoại tệ, tổ chức kinh tế trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ trong việc cập nhật sổ sách kế toán, lưu giữ chứng từ phù hợp với quy định của pháp luật;
m) Không thực hiện đúng các quy định của pháp luật về việc thu phí, áp dụng tỷ giá chi trả trong hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ;
n) Giao dịch, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận, niêm yết, quảng cáo giá hàng hóa, dịch vụ, quyền sử dụng đất và các hình thức tương tự khác (bao gồm cả quy đổi hoặc điều chỉnh giá hàng hoá, dịch vụ, giá trị của hợp đồng, thỏa thuận) bằng ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật;
...
Tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP có quy định mức phạt tiền và thẩm định phạt tiền như sau:
Hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả
...
3. Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền:
a) Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng đối với tổ chức vi phạm là 2.000.000.000 đồng và đối với cá nhân vi phạm là 1.000.000.000 đồng;
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân;
...
Như vậy, doanh nghiệp không thuộc trường hợp được phép sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam nhưng ký hợp đồng sử dụng ngoại hối thì bị phạt hành chính từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Tổ chức, cá nhân được phép hoạt động ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam có trách nhiệm gì?
Tại Điều 5 Thông tư 32/2013/TT-NHNN có quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có hoạt động ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam như sau:
- Tổ chức tín dụng được phép và tổ chức khác được phép cung ứng dịch vụ ngoại hối có trách nhiệm:
+ Thực hiện nghiêm túc và hướng dẫn khách hàng thực hiện các quy định tại Thông tư 32/2013/TT-NHNN;
+ Kiểm tra, lưu giữ các giấy tờ và chứng từ phù hợp với các giao dịch thực tế theo quy định tại Thông tư 32/2013/TT-NHNN.
- Tổ chức và cá nhân có liên quan khác có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc các quy định tại Thông tư 32/2013/TT-NHNN.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?