Tại TP. Hồ Chí Minh, đất ở được đền bù, trợ cấp bao nhiêu tiền khi công ty điện lực thành phố thực hiện dự án cải tạo và phát triển lưới điện?
- Tại TP. Hồ Chí Minh, đất ở được đền bù, trợ cấp bao nhiêu tiền khi công ty điện lực thành phố thực hiện dự án cải tạo và phát triển lưới điện?
- Trợ cấp di chuyển nhà đối với hộ gia đình và cá nhân trong diện di dời, giải tỏa khi công ty điện lực thực hiện dự án cải tạo và phát triển lưới điện TP. Hồ Chí Minh là bao nhiêu?
- Đất ở được đền bù, trợ cấp phải đáp ứng điều kiện gì?
Tại TP. Hồ Chí Minh, đất ở được đền bù, trợ cấp bao nhiêu tiền khi công ty điện lực thành phố thực hiện dự án cải tạo và phát triển lưới điện?
Tại Điều 5 Bản quy định đơn giá đền bù, trợ cấp thiệt hại về đất đai và tài sản hiện có trên đất khi công ty điện lực thành phố thực hiện dự án cải tạo và phát triển lưới điện TP. Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 6279/QĐ-UB-KT năm 1997 có quy định về đơn giá đất ở được đền bù, trợ cấp như sau:
- Đơn giá đền bù đất ở
+ Đối với trường hợp nhà phải tháo dỡ một phần : Giá đền bù đất tính theo đơn giá ghi trong Quyết định 05/QĐ-UB-QLĐT năm 1995 của Ủy ban nhân dân thành phố.
+ Đối với trường hợp nhà phải tháo dỡ toàn phần và tự tìm nơi ở khác: Giá đền bù đất tính bằng 2 lần đơn giá ghi trong Quyết định 05/QĐ-UB-QLĐT năm 1995 của Ủy ban nhân dân thành phố.
- Đối với đất ở có giấy tờ hợp pháp được đền bù 100% đơn giá đất tùy theo hiện trạng vị trí và diện tích đền bù là diện tích đang sử dụng hợp pháp.
- Đền bù 95% đơn giá đất đối với đất ở chưa có giấy tờ hợp pháp nhưng đã có quá trình sử dụng ổn định từ trước ngày 18/12/1980, không có tranh chấp và có đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở.
Diện tích được đền bù là diện tích thực tế đang sử dụng đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở.
- Các trường hợp đất ở không có giấy tờ theo Công văn 647/CV-ĐC năm 1995 của Tổng cục Địa chính và thuộc các trường hợp
Đất ở không nằm trên mặt nước của kênh, rạch và sông, đất không vi phạm các công trình và hành lang bảo vệ các công trình kỹ thuật hạ tầng (ngoại trừ các trường hợp đã sử dụng đất hợp pháp, hợp lệ trước khi có công bố quy hoạch) và không có tranh chấp, tùy theo mốc thời gian sử dụng, được đền bù và trợ cấp như sau :
+ Từ ngày 18/12/1980 đến trước ngày 15/10/1993: đền bù bằng 80% đơn giá đất.
+ Từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 5/7/1994: trợ cấp bằng 40% đơn giá đất.
- Đất ở lấn chiếm bất hợp pháp, đất ở không thuộc các trường hợp nằm trên mặt nước của kênh, rạch và sông, đất không vi phạm các công trình và hành lang bảo vệ các công trình kỹ thuật hạ tầng (ngoại trừ các trường hợp đã sử dụng đất hợp pháp, hợp lệ trước khi có công bố quy hoạch) và không có tranh chấp thì không được đền bù, trợ cấp.
Người vi phạm phải tháo dỡ tất cả vật kiến trúc xây dựng trái phép. Nếu tự nguyện và chấp hành tốt, được hỗ trợ chi phí di chuyển theo mức quy định tại khoản 2, điều 10 của Bản quy định ban hành kèm theo Quyết định 6279/QĐ-UB-KT năm 1997.
- Đối với đất ở từ ngày 5/7/1994 đến nay nhưng không có giấy tờ hợp lệ, được tính trợ cấp công cải tạo đất bằng 10% đơn giá đất quy định ở khoản 1 Điều 5 của Bản quy định ban hành kèm theo Quyết định 6279/QĐ-UB-KT năm 1997.
Tại TP. Hồ Chí Minh, đất ở được đền bù, trợ cấp bao nhiêu tiền khi công ty điện lực thành phố thực hiện dự án cải tạo và phát triển lưới điện? (Hình từ Internet)
Trợ cấp di chuyển nhà đối với hộ gia đình và cá nhân trong diện di dời, giải tỏa khi công ty điện lực thực hiện dự án cải tạo và phát triển lưới điện TP. Hồ Chí Minh là bao nhiêu?
Tại Điều 10 Bản quy định đơn giá đền bù, trợ cấp thiệt hại về đất đai và tài sản hiện có trên đất khi công ty điện lực thành phố thực hiện dự án cải tạo và phát triển lưới điện TP. Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 6279/QĐ-UB-KT năm 1997 có quy định trợ cấp di chuyển nhà như sau:
- Các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong diện di dời, giải tỏa phải di chuyển toàn bộ, ngoài mức đền bù, trợ cấp về nhà và đất, được trợ cấp thêm các khoản như sau :
1. Trợ cấp đời sống :
Được trợ cấp một lần 1.000.000 đ cho mỗi nhân khẩu có hộ khẩu thường trú tại căn nhà phải di chuyển. Trường hợp tạm trú có đăng ký tạm trú dài hạn tại căn nhà phải di chuyển và có hộ khẩu gốc tại Tp. Hồ Chí Minh (có công an phường xác nhận) được giải quyết như nhân khẩu thường trú.
2. Trợ cấp di chuyển nhà :
- Hộ dân cư : trợ cấp 1.000.000 đ/căn.
- Cơ quan, đơn vị Nhà nước : trợ cấp theo khối lượng thực tế di chuyển và do Ban chỉ đạo di chuyển, đền bù của dự án xem xét, giải quyết mức trợ cấp cụ thể cho từng trường hợp.
3. Trợ cấp do ngừng sản xuất kinh doanh : Phải có giấy phép còn hiệu lực
3.1- Hộ có doanh thu dưới 5.000.000 đ/tháng, trợ cấp 10% doanh thu trong 6 tháng.
3.2- Hộ có doanh thu từ 5.000.000 đ/tháng trở lên, trợ cấp theo thực lãi trong 6 tháng.
Doanh thu và thực lãi để tính trợ cấp là doanh thu và thực lãi bình quân của các tháng trong năm gần nhất (theo số liệu của các Chi cục Thuế quận : 1, 3, 4, 5, 10, Bình Thạnh cung cấp).
4.- Đối với gia đình chính sách (có giấy chứng nhận của cơ quan chức năng có thẩm quyền), được trợ cấp thêm cho mỗi hộ gia đình :
4.1- Bà mẹ Anh hùng, Anh hùng Quân đội, Anh hùng Lao động, thương binh 1/4 : 5.000.000 đ/hộ.
4.2- Thương binh 2/4, 3/4, 4/4, liệt sĩ (cha, mẹ, vợ, chồng, con là liệt sĩ) : 3.000.000 đ/hộ.
Như vậy, trợ cấp di chuyển nhà đối với hộ gia đình và cá nhân trong diện di dời, giải tỏa khi công ty điện lực thực hiện dự án cải tạo và phát triển lưới điện TP. Hồ Chí Minh là 1.000.000 đ/căn đối với hộ dân cư.
Còn nếu đối với cơ quan, đơn vị Nhà nước thì trợ cấp sẽ theo khối lượng thực tế di chuyển và do Ban chỉ đạo di chuyển, đền bù của dự án xem xét, giải quyết mức trợ cấp cụ thể cho từng trường hợp.
Đất ở được đền bù, trợ cấp phải đáp ứng điều kiện gì?
Tại Điều 4 Bản quy định đơn giá đền bù, trợ cấp thiệt hại về đất đai và tài sản hiện có trên đất khi công ty điện lực thành phố thực hiện dự án cải tạo và phát triển lưới điện TP. Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 6279/QĐ-UB-KT năm 1997 có quy định về đất ở được đền bù, trợ cấp phải đáp ứng điều kiện như sau:
- Đất ở là đất hiện hữu có nhà, bao gồm cả khuôn viên nhà (nếu có) đang sử dụng hợp pháp và hợp lệ, kể cả đất được cơ quan có thẩm quyền giao đất để sử dụng vào mục đích làm nhà ở nhưng chưa xây dựng nhà.
- Đất ở phải phù hợp quy hoạch, không nằm trên mặt nước của kênh, rạch và sông, đất không vi phạm các công trình và hành lang bảo vệ các công trình kỹ thuật hạ tầng (ngoại trừ các trường hợp đã sử dụng đất hợp pháp, hợp lệ trước khi có công bố quy hoạch) và không có tranh chấp.
- Đất ở hợp pháp là đất ở có giấy chứng nhận quyền sử dụng của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật đất đai, đất ở hợp lệ được xác định theo Công văn 647/CV-ĐC năm 1995 của Tổng cục Địa chính và theo Quyết định 6280/QĐ-UB-QLĐT năm 1995 của Ủy ban nhân dân thành phố.
- Diện tích đất ở để tính đền bù và trợ cấp áp dụng theo mức quy định tại Điều 5 của Bản quy định ban hành kèm theo Quyết định 6279/QĐ-UB-KT năm 1997.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương thức giao nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Ngân hàng Nhà nước được quy định như thế nào?
- Mẫu Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cập nhật năm 2024?
- Mỗi cá nhân có bao nhiêu mã định danh y tế? Mã định danh y tế có mấy ký tự?
- Giếng khoan dầu khí cần bảo quản loại 1 bao gồm giếng nào? Giếng khoan dầu khí cần bảo quản loại 1 phải được kiểm tra định kỳ hằng năm đúng không?
- Khai thuế là gì? Người nộp thuế thực hiện việc khai thuế tại đâu theo quy định pháp luật về thuế?