Chính sách ưu đãi đặc biệt cho hoạt động tài nguyên dầu khí mới nhất từ tháng 7/2023?
Chính sách ưu đãi đặc biệt cho hoạt động tài nguyên dầu khí mới nhất từ tháng 7/2023?
Đây là một trong những nội dung đáng chú ý được quy định tại Luật Dầu khí 2022 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2023.
Theo đó, tại Điều 54 Luật Dầu khí 2022 quy định chính sách ưu đãi áp dụng đối với dầu khí như sau:
Chính sách ưu đãi
1. Chính sách ưu đãi áp dụng đối với các lô, mỏ dầu khí được thực hiện thông qua hợp đồng dầu khí.
2. Hợp đồng dầu khí đối với lô, mỏ dầu khí được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư được áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 32%, thuế suất thuế xuất khẩu dầu thô là 10% và mức thu hồi chi phí tối đa 70% sản lượng dầu khí khai thác được trong năm.
3. Hợp đồng dầu khí đối với lô, mỏ dầu khí được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt được áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%, thuế suất thuế xuất khẩu dầu thô là 5% và mức thu hồi chi phí tối đa 80% sản lượng dầu khí khai thác được trong năm.
Như vậy, chính sách ưu đãi đặc biệt cho hoạt động tài nguyên dầu khí được áp dụng, bao gồm:
- Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: 25%;
- Thuế suất thuế xuất khẩu dầu thô: 5%;
Luật Dầu khí 2022 còn bổ sung thêm nhiều chính sách quan trọng khác như:
- Bổ sung, hoàn thiện các quy định về hợp đồng dầu khí theo hướng thuận lợi, linh hoạt cho nhà đầu tư;
- Bổ sung, hoàn thiện quy định về công tác kế toán, kiểm toán, quyết toán và xử lý chi phí trong hoạt động dầu khí;
- Bổ sung, hoàn thiện các quy định về trình tự phê duyệt các bước triển khai hoạt động dầu khí, dự án dầu khí bảo đảm tính tương đồng với hệ thống pháp luật về đầu tư, xây dựng và pháp luật có liên quan.
Chính sách ưu đãi đặc biệt cho hoạt động tài nguyên dầu khí mới nhất từ tháng 7/2023? (Hình từ Internet)
Chính sách của Nhà nước về hoạt động tài nguyên dầu khí như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Luật Dầu khí 2022 quy định về các chính sách của Nhà nước về dầu khí cụ thể như sau:
Chính sách của Nhà nước về dầu khí
1. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài đầu tư để tiến hành điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí tại Việt Nam nhằm gia tăng trữ lượng và sản lượng khai thác dầu khí tại các khu vực tiềm năng, các vùng nước sâu, xa bờ, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, phát triển kinh tế đất nước và bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của Việt Nam phù hợp với pháp luật quốc tế.
2. Nhà nước bảo đảm quyền sở hữu đối với vốn đầu tư, tài sản và các quyền và lợi ích hợp pháp khác của tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài tiến hành điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí tại Việt Nam.
3. Nhà nước không thu tiền sử dụng khu vực biển để điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí, xử lý, vận chuyển tài nguyên dầu khí khai thác được trong các vùng biển của Việt Nam về bờ bằng đường ống theo hợp đồng dầu khí.
4. Nhà nước có chính sách ưu đãi đầu tư đối với dự án dầu khí theo lô, mỏ dầu khí nhằm khuyến khích tìm kiếm thăm dò, phát triển, khai thác dầu khí phi truyền thống, các lô, mỏ dầu khí nằm ở vùng nước sâu, xa bờ, khu vực có điều kiện địa lý đặc biệt khó khăn, địa chất phức tạp, các mỏ dầu khí cận biên; nâng cao hệ số thu hồi dầu khí.
5. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài chia sẻ và tiếp cận, sử dụng cơ sở hạ tầng, công trình dầu khí để thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí theo thỏa thuận.
Như vậy, kể từ tháng 7/2023 chính sách của Nhà nước về hoạt động tài nguyên dầu khí sẽ được khuyến khích đầu tư mạnh mãnh để tăng trữ lượng khai thác dầu khí tại các khu vực tiềm năng.
- Đảm bản các lời ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức về hoạt động dầu khí tại Việt Nam.
- Không thu tiền sử dụng khu vực biển trong hoạt động xử lý, vận chuyển tài nguyên dầu khí khi khai thác trong vùng biển Việt Nam.
- Khuyến khích cá nhân, tổ chức sử dụng công trình dầu khí để thực hiện điều tra cơ bản như thỏa thuận.
Nhà nước yêu cầu vùng an toàn xung quanh công trình hoạt động tài nguyên dầu khí trên biển như thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Dầu khí 2022 về việc Nhà nước yêu cầu vùng an toàn xung quanh công trình hoạt động tài nguyên dầu khí trên biển, bao gồm:
- Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí phải thiết lập vùng an toàn xung quanh công trình dầu khí.
- Vùng cấm xâm nhập đối với các công trình dầu khí trên biển, ngoại trừ các công trình ngầm, là vùng được xác định bằng bán kính 500 mét tính từ rìa ngoài cùng của các công trình về mọi phía bao gồm cả vị trí thả neo đối với các phương tiện nổi, công trình di động, trừ trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định;
- Vùng cấm thả neo hoặc tiến hành các hoạt động ngầm dưới đáy biển là vùng được xác định trong phạm vi 02 hải lý tính từ rìa ngoài cùng của công trình dầu khí bao gồm cả các công trình ngầm dưới đáy biển; các phương tiện, tàu thuyền không được thả neo hoặc tiến hành các hoạt động ngầm dưới đáy biển, trừ trường hợp đặc biệt do nhà thầu chấp thuận hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Lưu ý: Luật Dầu khí 2022 có hiệu lực từ ngày 01/7/2023.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu cán bộ công chức viên chức thêm được bao nhiêu tiền? Đã chốt tăng lương hưu 2025 của CBCC viên chức chưa?
- Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh 2024 cập nhật mới nhất? Cá độ bóng đá giải Ngoại hạng anh bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Cấm xuất khẩu là gì? Áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu trong trường hợp nào?
- Thuế suất thuế TNDN 20% trong thời hạn 10 năm áp dụng đối với doanh nghiệp nào?
- Từ ngày 1/1/2025, Trung tâm Y tế huyện sẽ có 20 khoa chuyên môn?