Người bị thi hành án tử hình có được chi trả tiền bảo hiểm nhân thọ không?
Người bị thi hành án tử hình có được chi trả tiền bảo hiểm nhân thọ không?
Căn cứ quy định Điều 40 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về các trường hợp không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm như sau:
Các trường hợp không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm trong trường hợp sau đây:
a) Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn 02 năm kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm khôi phục hiệu lực;
b) Người được bảo hiểm chết do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Người được bảo hiểm bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của chính bản thân người được bảo hiểm hoặc bên mua bảo hiểm hoặc người thụ hưởng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
d) Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình;
đ) Trường hợp khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Như vậy, Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm nhân thọ.
Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình có được chi trả tiền bảo hiểm nhân thọ không? (Hình từ internet)
Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải hoàn trả những gì?
Căn cứ quy đinh khoản 3 Điều 40 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về các trường hợp không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm như sau:
Các trường hợp không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm trong trường hợp sau đây:
a) Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn 02 năm kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm khôi phục hiệu lực;
b) Người được bảo hiểm chết do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Người được bảo hiểm bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của chính bản thân người được bảo hiểm hoặc bên mua bảo hiểm hoặc người thụ hưởng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
d) Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình;
đ) Trường hợp khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
...
3. Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm hoặc toàn bộ số phí bảo hiểm đã đóng sau khi trừ các chi phí hợp lý (nếu có) theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Nếu bên mua bảo hiểm chết thì số tiền trả lại được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Như vậy, trường hợp người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm hoặc toàn bộ số phí bảo hiểm đã đóng sau khi trừ các chi phí hợp lý (nếu có) theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Trường hợp người bị thi hành án tử hình chết thì ai sẽ được nhận số tiền do doanh nghiệp bảo hiểm hoàn lại?
Căn cứ quy định khoản 3 Điều 40 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về các trường hợp không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm như sau:
Các trường hợp không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm
...
3. Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm hoặc toàn bộ số phí bảo hiểm đã đóng sau khi trừ các chi phí hợp lý (nếu có) theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Nếu bên mua bảo hiểm chết thì số tiền trả lại được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Như vậy, Trường hợp người bị thi hành án tử hình chết thì số tiền trả lại được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Trân trọng!










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Ngày 25 tháng 2 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Được sử dụng người lao động làm thêm giờ vào ngày 25 tháng 2 âm lịch tối đa bao nhiêu tiếng?
- Lịch Dương Tháng 3 2025 chi tiết, chính xác nhất? Xem Lịch vạn niên Tháng 3 2025 âm và dương?
- Phương thức xét tuyển TDTU 2025?
- Bài viết kỷ niệm 70 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2 hay, ngắn gọn 2025?
- Mẫu thư UPU đại dương lần thứ 54 năm 2025 cho học sinh lớp 9 hay nhất?