Năm 2023 mức chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự là bao nhiêu?
Chi phí cưỡng chế thi hành án là gì?
Căn cứ vào khoản 8 Điều 3 Luật Thi hành án dân sự 2008 giải thích từ ngữ như sau:
Giải thích từ ngữ
...
8. Chi phí cưỡng chế thi hành án là các khoản chi phí do người phải thi hành án chịu để tổ chức cưỡng chế thi hành án, trừ trường hợp pháp luật quy định chi phí cưỡng chế thi hành án do người được thi hành án hoặc do ngân sách nhà nước chi trả
...
Như vậy, chi phí cưỡng chế thi hành án là các khoản chi phí do người phải thi hành án chịu để tổ chức cưỡng chế thi hành án, trừ trường hợp pháp luật quy định chi phí cưỡng chế thi hành án do người được thi hành án hoặc ngân sách nhà nước chi trả.
Mức chi phí cưỡng chế thi hành án?(Hình từ internet)
Đối tượng chịu chi phí cưỡng chế thi hành án là ai?
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 200/2016/TT-BTC người phải thi hành án chịu chi phí cưỡng chế thi hành án sau đây:
- Chi phí thông báo về cưỡng chế thi hành án;
- Chi phí mua nguyên liệu, nhiên liệu, thuê phương tiện, thiết bị bảo vệ, y tế, phòng, chống cháy, nổ, các thiết bị, phương tiện cần thiết khác
- Chi phí cho việc định giá, giám định tài sản, bán đấu giá tài sản; chi phí định giá lại tài sản, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này;
- Chi phí cho việc thuê, trông coi, bảo quản tài sản; bốc dỡ, vận chuyển tài sản;
- chi phí thuê nhân công và phục vụ cho việc xây ngăn, phá dỡ; đo đạc, xác định mốc giới.
- Chi phí cho việc tạm giữ, thu giữ tài sản, giấy tờ;
- Tiền bồi dưỡng cho những người trực tiếp tham gia cưỡng chế và bảo vệ cưỡng chế thi hành án.
- Các khoản chi phí khác do pháp luật quy định phục vụ cho cưỡng chế
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 200/2016/TT-BTC người được thi hành án phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án sau đây:
- Chi phí định giá lại tài sản nếu yêu cầu định giá lại
- Một phần hoặc toàn bộ chi phí xây ngăn, phá dỡ trong trường hợp bản án, quyết định xác định người được thi hành án phải chịu chi phí xây ngăn, phá dỡ.
- Chi phí kê biên, xử lý tài sản quy định
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 200/2016/TT-BTC người thứ ba trả chi phí cưỡng chế thi hành án sau:
- Người thứ ba đang quản lý tài sản không tự nguyện giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá mà bị cưỡng chế thi hành án
- Người thứ ba là tổ chức, cá nhân đang giữ tiền, tài sản của người phải thi hành án phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự
Theo Điều 7 Thông tư 200/2016/TT-BTC ngân sách nhà nước trả chi phí cưỡng chế thi hành án trong các trường hợp sau đây:
- Định giá lại tài sản khi có vi phạm quy định về định giá
- Chi phí xác minh điều kiện thi hành án
- Chi phí họp bàn cưỡng chế khi tiến hành cưỡng chế;
- Chi phí cưỡng chế trong trường hợp không thu được tiền của người phải thi hành án do tài sản kê biên không bán được theo quy định; tài sản cưỡng chế sau khi giảm giá theo quy định mà giá trị bằng hoặc thấp hơn chi phí và nghĩa vụ được bảo đảm; tài sản bị cưỡng chế không còn hoặc bị mất giá trị sử dụng; người phải thi hành án phải giao, trả tài sản theo bản án, quyết định mà không có khả năng thanh toán chi phí cưỡng chế; người phải thi hành án phải thực hiện công việc nhất định bỏ đi khỏi nơi cư trú hoặc chết mà không còn tài sản để thanh toán chi phí cưỡng chế;
- Chi phí cho việc Chấp hành viên xác minh, xác định giá trị tài sản trước khi cưỡng chế để áp dụng biện pháp cưỡng chế tương ứng với nghĩa vụ phải thi hành án.
- Các khoản chi cho việc áp dụng biện pháp tạm giữ giấy tờ, tài liệu của người phải thi hành án mà không thu được tiền của người phải thi hành án để thanh toán chi phí;
- Chi phí cho việc bố trí phiên dịch, biên dịch trong trường hợp đương sự là người nước ngoài, người dân tộc thiểu số của Việt Nam không biết tiếng Việt;
- Chi phí khi đang tiến hành tổ chức cưỡng chế nhưng phải đình chỉ theo quy định
- Chi phí cưỡng chế đã thực hiện nếu cơ quan có thẩm quyền hủy việc cưỡng chế.
Mức chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự là bao nhiêu?
Mức chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự được quy định tại Điều 8 Thông tư 200/2016/TT-BTC cụ thể như sau:
Chi cho các thành viên tham gia họp bàn cưỡng chế thi hành án, các thành viên họp định giá và định giá lại giá tài sản cưỡng chế thi hành án:
- Chủ trì: 150.000 đồng/người/ngày;
- Thành viên: 100.000 đồng/người/ngày.
Chi bồi dưỡng cho những người trực tiếp tham gia cưỡng chế thi hành án
- Chấp hành viên, công chức khác làm công tác thi hành án, kiểm sát viên, cảnh sát, dân quân tự vệ, đại diện chính quyền địa phương trực tiếp tham gia cưỡng chế thi hành án:
+ Chủ trì: 150.000 đồng/người/ngày tham gia cưỡng chế.
+ Đối tượng khác: 100.000 đồng/người/ngày tham gia cưỡng chế.
- Đại diện tổ dân phố, trưởng thôn, già làng, trưởng bản và các đối tượng khác được huy động tham gia cưỡng chế thi hành án dân sự trong trường hợp cần thiết: 100.000 đồng/người/ngày tham gia cưỡng chế.
Chi bồi dưỡng cho những người trực tiếp thực hiện thông báo cưỡng chế thi hành án, xác minh điều kiện thi hành án; những người trực tiếp thực hiện quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm tạm giữ, thu giữ tài sản, giấy tờ:
- Chấp hành viên, công chức khác làm công tác thi hành án, kiểm sát viên, cảnh sát: 70.000 đồng/người/ngày;
- Dân quân tự vệ, đại diện chính quyền địa phương và các đối tượng khác: 100.000 đồng/người/ngày.
Chi công tác phí cho các đối tượng đi xác minh điều kiện cưỡng chế thi hành án: Thực hiện theo quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị trong cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập
Chi thuê phiên dịch trong cưỡng chế thi hành án:
- Phiên dịch tiếng dân tộc: Tính theo mức tiền lương tối thiểu vùng cao nhất tính theo ngày do Nhà nước quy định tại thời điểm thuê. Tùy vào địa bàn cụ thể, thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự quyết định mức thanh toán tiền công thực hiện các công việc nêu trên cho phù hợp.
- Phiên dịch tiếng nước ngoài: Thực hiện theo quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước.
Các chi phí khác được thực hiện căn cứ theo hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hoá đơn, chứng từ chi tiêu thực tế, hợp pháp, hợp lệ theo quy định và được thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phê duyệt
- Thuê phương tiện, thiết bị bảo vệ cưỡng chế; chi phí phòng cháy, nổ;
- Thuê địa điểm, phương tiện để tổ chức bán đấu giá; phí thẩm định giá; phí bán đấu giá;
- Thuê trông coi, bảo quản tài sản; chi phí bốc dỡ, vận chuyển tài sản và các khoản chi khác có liên quan đến việc cưỡng chế thi hành án.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chi phí cưỡng chế thi hành án có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tải mẫu báo cáo thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu?
- Từ 1/1/2025, nhà sản xuất có phải công khai mức tiêu thụ năng lượng của xe cơ giới không?
- Tải mẫu số 1 Nghị định 115 2020 NĐ CP mới nhất năm 2025?
- Mức miễn giảm tiền thuê nhà ở xã hội thuộc tài sản công là bao nhiêu?