Chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự được quy định như thế nào?
Hiện nay, chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự được quy định tại Điều 73 Luật thi hành án dân sự 2008 với nội dung như sau:
- Người phải thi hành án chịu chi phí cưỡng chế thi hành án sau đây:
+ Chi phí thông báo về cưỡng chế thi hành án;
+ Chi phí mua nguyên liệu, nhiên liệu, thuê phương tiện, thiết bị bảo vệ, y tế, phòng, chống cháy, nổ, các thiết bị, phương tiện cần thiết khác cho việc cưỡng chế thi hành án;
+ Chi phí cho việc định giá, giám định tài sản, bán đấu giá tài sản; chi phí định giá lại tài sản, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 73 Luật thi hành án dân sự 2008;
+ Chi phí cho việc thuê, trông coi, bảo quản tài sản; chi phí bốc dỡ, vận chuyển tài sản; chi phí thuê nhân công và khoản chi phục vụ cho việc xây ngăn, phá dỡ; chi thuê đo đạc, xác định mốc giới để thực hiện việc cưỡng chế thi hành án;
+ Chi phí cho việc tạm giữ, thu giữ tài sản, giấy tờ;
+ Tiền bồi dưỡng cho những người trực tiếp tham gia cưỡng chế và bảo vệ cưỡng chế thi hành án.
- Người được thi hành án phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án sau đây:
+ Chi phí xác minh theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật thi hành án dân sự 2008; chi phí định giá lại tài sản nếu người được thi hành án yêu cầu định giá lại, trừ trường hợp định giá lại do có vi phạm quy định về định giá;
+ Một phần hoặc toàn bộ chi phí xây ngăn, phá dỡ trong trường hợp bản án, quyết định xác định người được thi hành án phải chịu chi phí xây ngăn, phá dỡ.
- Ngân sách nhà nước trả chi phí cưỡng chế thi hành án trong các trường hợp sau đây:
+ Định giá lại tài sản khi có vi phạm quy định về định giá;
+ Chi phí xác minh điều kiện thi hành án trong trường hợp chủ động thi hành án quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật thi hành án dân sự 2008;
+ Chi phí cần thiết khác theo quy định của Chính phủ;
+ Trường hợp đương sự được miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án theo quy định của pháp luật.
- Chấp hành viên dự trù chi phí cưỡng chế và thông báo cho người phải thi hành án biết ít nhất 03 ngày làm việc trước ngày cưỡng chế đã được ấn định, trừ trường hợp cần thiết phải cưỡng chế ngay. Chi phí cưỡng chế thi hành án được tạm ứng từ ngân sách nhà nước.
- Các khoản chi phí cưỡng chế thi hành án được thanh toán theo mức chi thực tế, hợp lý do Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự duyệt theo đề xuất của Chấp hành viên.
Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự nơi tổ chức việc thi hành án thực hiện xét miễn, giảm các khoản chi phí cưỡng chế thi hành án.
- Chi phí cưỡng chế thi hành án do đương sự nộp hoặc được khấu trừ vào tiền thu được, tiền bán đấu giá tài sản kê biên, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ. Sau khi xử lý tài sản hoặc thu được tiền, Chấp hành viên phải làm thủ tục hoàn trả ngay các khoản tiền đã tạm ứng trước đó.
- Chính phủ quy định mức bồi dưỡng cho người trực tiếp tham gia cưỡng chế và bảo vệ cưỡng chế thi hành án; thủ tục thu, nộp, miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án.
Trên đây là nội dung trả về chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Luật thi hành án dân sự 2008.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?