Nguyên tắc xử lý khi Lệnh chuyển tiền có sai sót như thế nào?

Cho tôi hỏi nguyên tắc xử lý khi Lệnh chuyển tiền có sai sót như thế nào? Câu hỏi từ anh Tân (Tiền Giang)

Lệnh chuyển tiền là gì?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Quyết định 353/1997/QĐ - NHNN2 về Quy chế chuyển tiền điện tử có định nghĩa về thuật ngữ Lệnh chuyển tiền như sau:

Trong quy chế này các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau
...
2. Các thuật ngữ khác:
- Lệnh chuyển tiền: là một chỉ định của người phát lệnh đối với Ngân hàng A dưới dạng chứng từ kế toán nhằm thực hiện việc chuyển tiền điện tử. Lệnh chuyển tiền có thể quy định thời điểm thực hiện, ngoài ra không kèm theo điều kiện thanh toán nào khác. Lệnh chuyển tiền có thể là Lệnh chuyển Nợ hoặc Lệnh chuyển Có.
- Lệnh chuyển Nợ là Lệnh chuyển tiền của người phát lệnh nhằm ghi Nợ tài khoản của người nhận mở tại Ngân hàng B một số tiền xác định và để ghi Có cho Tài khoản của người phát lệnh tại Ngân hàng A về số tiền đó.
- Lệnh chuyển Có là Lệnh chuyển tiền của người phát lệnh nhằm ghi Nợ Tài khoản của người phát lệnh tại Ngân hàng A một số tiền xác định để ghi Có cho Tài khoản của người nhận lệnh (người thụ hưởng) tại Ngân hàng B về số tiền đó.
...

Như vậy, Lệnh chuyển tiền là một chỉ định của người phát lệnh đối với Ngân hàng A dưới dạng chứng từ kế toán nhằm thực hiện việc chuyển tiền điện tử.

Lệnh chuyển tiền có thể quy định thời điểm thực hiện, ngoài ra không kèm theo điều kiện thanh toán nào khác.

Lệnh chuyển tiền có thể là:

- Lệnh chuyển Nợ: Là Lệnh chuyển tiền của người phát lệnh nhằm ghi Nợ tài khoản của người nhận mở tại Ngân hàng B một số tiền xác định và để ghi Có cho tài khoản của người phát lệnh tại Ngân hàng A về số tiền đó.

- Lệnh chuyển Có: Là Lệnh chuyển tiền của người phát lệnh nhằm ghi Nợ Tài khoản của người phát lệnh tại Ngân hàng A một số tiền xác định để ghi Có cho Tài khoản của người nhận lệnh (người thụ hưởng) tại Ngân hàng B về số tiền đó.

Pháp luật quy định về Lệnh chuyển tiền và trường hợp sai sót trong Lệnh thanh toán? (Hình ảnh từ internet)

Các bên tham gia lệnh chuyển tiền gồm những ai?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Quyết định 353/1997/QĐ - NHNN2 về Quy chế chuyển tiền điện tử quy định các bên tham gia Lệnh chuyển tiền:

Trong quy chế này các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Các bên tham gia trong chuyển tiền điện tử:
- Người phát lệnh: là tổ chức hoặc cá nhân gửi Lệnh chuyển tiền đến Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước để thực hiện việc chuyển tiền điện tử. - Người nhận lệnh: là tổ chức hoặc cá nhân được thụ hưởng khoản tiền (nếu là Lệnh chuyển Có) hoặc là tổ chức hay cá nhân phải trả tiền (nếu là Lệnh chuyển Nợ có uỷ quyền) - còn gọi là người trả tiền.
- Ngân hàng A: Là Ngân hàng trực tiếp nhận Lệnh chuyển tiền từ người phát lệnh để thực hiện Lệnh chuyển tiền đó.
- Ngân hàng B: là Ngân hàng B (được xác định trên Lệnh chuyển tiền) sẽ trả tiền cho Người thụ hưởng (nếu là Lệnh chuyển Có) hoặc sẽ thu nợ từ người nhận lệnh (nếu là Lệnh chuyển Nợ).
- Ngân hàng trung gian: là Ngân hàng làm trung gian chuyển tiền giữa Ngân hàng A và Ngân hàng B. Tuỳ từng khoản chuyển tiền điện tử mà có thể có một hoặc một số Ngân hàng trung gian tham gia thực hiện. - Ngân hàng gửi lệnh: là Ngân hàng A hoặc là Ngân hàng trung gian phát Lệnh chuyển tiền tới một Ngân hàng tiếp theo để thực hiện Lệnh chuyển tiền của người phát lệnh.
- Ngân hàng nhận lệnh: là Ngân hàng trung gian hoặc Ngân hàng B nhận được Lệnh chuyển tiền từ Ngân hàng gửi lệnh truyền đến để thực hiện Lệnh chuyển tiền của người phát lệnh.
...

Như vậy, các bên tham gia trong chuyển tiền điện tử gồm:

- Người phát lệnh: là tổ chức hoặc cá nhân gửi Lệnh chuyển tiền đến Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước để thực hiện việc chuyển tiền điện tử.

- Người nhận lệnh: là tổ chức hoặc cá nhân được thụ hưởng khoản tiền hoặc tổ chức hay cá nhân phải trả tiền.

- Ngân hàng A: Là Ngân hàng trực tiếp nhận Lệnh chuyển tiền từ người phát lệnh để thực hiện Lệnh chuyển tiền đó.

- Ngân hàng B: là Ngân hàng B (được xác định trên Lệnh chuyển tiền) sẽ trả tiền cho Người thụ hưởng (nếu là Lệnh chuyển Có) hoặc sẽ thu nợ từ người nhận lệnh (nếu là Lệnh chuyển Nợ).

- Ngân hàng trung gian: là Ngân hàng làm trung gian chuyển tiền giữa Ngân hàng A và Ngân hàng B.

- Ngân hàng gửi lệnh: là Ngân hàng A hoặc là Ngân hàng trung gian phát Lệnh chuyển tiền tới một Ngân hàng tiếp theo để thực hiện Lệnh chuyển tiền của người phát lệnh.

- Ngân hàng nhận lệnh: là Ngân hàng trung gian hoặc Ngân hàng B nhận được Lệnh chuyển tiền từ Ngân hàng gửi lệnh truyền đến để thực hiện Lệnh chuyển tiền của người phát lệnh.

Thực hiện và hoàn tất một Lệnh chuyển tiền được quy định như thế nào?

Tại Điều 7 Quyết định 353/1997/QĐ - NHNN2 về Quy chế chuyển tiền điện tử đính chính tại Công văn 1219/1997 - KT/TC2 về việc đính chính văn bản quy định việc thực hiện và hoàn tất một Lệnh chuyển tiền như sau:

- Lệnh chuyển Có chỉ được thực hiện khi:

+ Ngân hàng A nhận được Lệnh chuyển tiền hợp lệ do người phát lệnh nộp vào và người phát lệnh đã trả đủ số tiền trên Lệnh chuyển tiền đó cho Ngân hàng A.

+ Ngân hàng nhận lệnh chỉ chấp nhận đối với Lệnh chuyển tiền chuyển tới hợp lệ và đã được Ngân hàng gửi Lệnh chuyển tiền đủ số tiền theo Lệnh chuyển tiền đó.

- Lệnh chuyển Nợ chỉ được thực hiện khi:

+ Ngân hàng A chỉ nhận Lệnh chuyển tiền hợp lệ do người phát lệnh nộp vào kèm theo hợp đồng chấp nhận chuyển tiền Nợ (chuyển tiền Nợ có uỷ quyền) của người nhận lệnh và người nhận lệnh nhất thiết phải có tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng B.

+ Ngân hàng nhận lệnh chỉ chuyển tiền đối với Lệnh chuyển Nợ hợp lệ nhận được từ Ngân hàng gửi lệnh.

- Lệnh chuyển tiền chỉ hoàn tất khi:

+ Lệnh chuyển Có được coi là hoàn tất khi Ngân hàng B đã thanh toán đầy đủ cho người nhận hoặc đã bị Ngân hàng B trả lại Ngân hàng A vì bất cứ lý do gì.

+ Lệnh chuyển Nợ được coi là hoàn tất khi người nhận lệnh đã thanh toán đầy đủ số tiền trên Lệnh chuyển Nợ và số tiền phạt chậm trả (nếu có) hoặc bị Ngân hàng B trả lại Ngân hàng A vì bất kỳ lý do gì.

+ Một Lệnh chuyển tiền (chuyển Nợ hoặc chuyển Có) được coi là hoàn tất nếu bị huỷ bởi một Lệnh huỷ hợp lệ.

Nguyên tắc xử lý khi Lệnh chuyển tiền có sai sót như thế nào?

Quy định tại Điều 15 Quyết định 353/1997/QĐ - NHNN2 về Quy chế chuyển tiền điện tử đính chính tại Công văn 1219/1997 - KT/TC2 về việc đính chính văn bản:

Khi phát hiện Lệnh thanh toán nhận được có sai sót, các Ngân hàng nhận lệnh phải điện tra soát ngay cho Ngân hàng gửi lệnh và chỉ thực hiện Lệnh chuyển tiền khi nhận được điện trả lời và đã kiểm tra đảm bảo chuyển tiền đã chuẩn xác. Nghiêm cấm Ngân hàng nhận lệnh sửa chữa các yếu tố của Lệnh chuyển tiền.

Nguyên tắc xử lý sai sót được thực hiện như sau:

- Tại Ngân hàng A:

+ Trường hợp chứng từ của người phát lệnh lập sai thì trả lại cho người phát lệnh và yêu cầu người phát lệnh lập lại.

+ Trường hợp bộ phận kế toán lập chứng từ (trên giấy hoặc trên các phương tiện tin học băng từ, đĩa từ, file dữ liệu truyền qua mạng) ban đầu sai thì khi phát hiện, bộ phận kế toán phải lập Lệnh huỷ để huỷ Lệnh chuyển tiền đã lập sai và lập lại Lệnh chuyển tiền khác để thay thế.

+ Trường hợp chứng từ bằng giấy kế toán lập đúng, nhưng do khâu chuyển đổi từ chứng giấy sang chứng từ điện tử sai (khâu nhập các dữ liệu), thì sai ở yếu tố nào thì điều chỉnh ở yếu tố đó bằng một điện xác nhận lại hoặc trả lời tra soát.

+ Nếu bức điện sai các yếu tố bảo mật trên đường truyền hoặc bức điện bị hỏng do lỗi đường truyền thông thì phải gửi lại bức điện đúng khác.

- Tại Ngân hàng B:

+ Trường hợp phát hiện sai lầm khi chưa thực hiện Lệnh chuyển tiền, Ngân hàng phải tra soát lại Ngân hàng gửi lệnh và chờ điện xác nhận hoặc Lệnh huỷ để xử lý tiếp.

+ Trường hợp phát hiện sai lầm sau khi đã thực hiện Lệnh chuyển tiền thì Ngân hàng B phải có biện pháp ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; đồng thời phải tra soát Ngân hàng gửi lệnh.

- Tại Ngân hàng trung gian (nếu có liên quan):

+ Trường hợp nhận được chuyển tiền đến, phát hiện có sai sót khi chưa thực hiện Lệnh chuyển tiền, Ngân hàng trung gian nhận phải tra soát lại Ngân hàng gửi lệnh và chờ xác nhận đúng hoặc Lệnh huỷ để xử lý tiếp.

+ Trường hợp phát hiện sai sót sau khi đã truyền tiếp Lệnh chuyển tiền thì phải lập tức thông báo cho Ngân hàng nhận lệnh tiếp theo ngừng thực hiện Lệnh chuyển tiền đó; đồng thời tra soát và thông báo lại cho Ngân hàng gửi lệnh biết sự việc.

Trân trọng!

Ngân hàng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Ngân hàng
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tắc xử lý khi Lệnh chuyển tiền có sai sót như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên cùng địa bàn tỉnh có hồ sơ như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Ngân hàng thay đổi địa chỉ đặt trụ sở chính nhưng không phát sinh thay đổi địa điểm đặt trụ sở cần làm gì?
Hỏi đáp pháp luật
Tính tiền thưởng và trách nhiệm chi thưởng trong ngành Ngân hàng theo nguyên tắc nào?
Hỏi đáp pháp luật
Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Ngân hàng Việt Nam” trong ngành Ngân hàng được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trong ngành Ngân hàng?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về quy trình và tuyến trình khen thưởng ngành Ngân hàng?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về hồ sơ đề nghị các danh hiệu thi đua ngành Ngân hàng?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về thời gian nhận hồ sơ khen thưởng ngành Ngân hàng?
Hỏi đáp pháp luật
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh có trách nhiệm gì trong kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Ngân hàng
Phan Vũ Hiền Mai
15,474 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào