Điều lệ của Hội Người mù Việt Nam mới nhất năm 2023? Hội Người mù Việt Nam có tổ chức như thế nào?
Điều lệ của Hội Người mù Việt Nam mới nhất năm 2023?
Bộ Nội vụ vừa mới ban hành Quyết định 415/QĐ-BNV phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Người mù Việt Nam.
Tại Điều 5 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Người mù Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 415/QĐ-BNV năm 2023 có quy định các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hội Người mù Việt Nam như sau:
- Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng; tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Hội.
- Hội tổ chức, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch.
- Hội làm việc theo chế độ tập thể lãnh đạo, quyết định theo đa số.
- Không vì mục tiêu lợi nhuận.
Điều lệ của Hội Người mù Việt Nam? Hội Người mù Việt Nam có tổ chức như thế nào? (Hình từ Internet)
Hội Người mù Việt Nam có quyền hạn gì?
Tại Điều 6 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Người mù Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 415/QĐ-BNV năm 2023 có quy định quyền hạn của Hội Người mù Việt Nam bao gồm như sau:
- Tuyên truyền tôn chỉ, mục đích hoạt động của Hội; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến cán bộ, hội viên và cộng đồng.
- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hội theo quy định của pháp luật.
- Tham gia các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện chính sách theo quy định của pháp luật; cung cấp dịch vụ về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
- Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng cơ chế, chính sách liên quan trực tiếp đến người mù và sự phát triển của Hội.
Được tổ chức các hoạt động trợ giúp giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức cho hội viên, người mù và các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Hội.
- Thành lập các tổ chức có tư cách pháp nhân trực thuộc Hội để thực hiện một số nhiệm vụ phù hợp với tôn chỉ, mục đích, lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.
- Được hỗ trợ kinh phí hoạt động gắn với nhiệm vụ do Đảng, Nhà nước giao theo quy định của pháp luật; được tổ chức hoạt động sản xuất, dịch vụ phủ hợp với tôn chỉ, mục đích, lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.
- Được vận động, nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cả nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
- Được gia nhập các tổ chức quốc tế tương ứng và ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định của pháp luật; báo cáo các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về ngành, lĩnh vực Hội hoạt động việc gia nhập tổ chức quốc tế tương ứng.
Hội Người mù Việt Nam có tổ chức như thế nào?
Tại Điều 12 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Người mù Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 415/QĐ-BNV năm 2023 có quy định tổ chức của Hội Người mù Việt Nam như sau:
Tổ chức của Hội
1. Hội Người mù Việt Nam:
a) Đại hội đại biểu toàn quốc;
b) Ban Chấp hành;
c) Ban Thường vụ
d) Ban Kiem tra;
đ) Văn phòng, các ban chuyên môn và tổ chức pháp nhân trực thuộc Hội.
2. Hội người mù hoạt động phạm vi địa phương (gồm phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn) được thành lập theo quy định của pháp luật.
3. Chi hội người mù.
Như vậy, tổ chức của Hội Người mù Việt Nam bao gồm các đơn vị như sau:
- Đại hội đại biểu toàn quốc;
- Ban Chấp hành;
- Ban Thường vụ
- Ban Kiểm tra;
- Văn phòng, các ban chuyên môn và tổ chức pháp nhân trực thuộc Hội.
Hội Người mù Việt Nam sẽ bị giải thể khi có sự đề nghị bao nhiêu hội viên?
Tại Điều 22 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Người mù Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 415/QĐ-BNV năm 2023 có quy định chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; đổi tên và giải thể Hội như sau:
Chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; đổi tên và giải thể Hội
1. Việc chia, tách; sáp nhập; hợp nhất và đổi tên Hội thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự, quy định của pháp luật về hội, nghị quyết Đại hội và các quy định pháp luật có liên quan.
2. Giải thể Hội
a) Hội tự giải thể theo đề nghị của trên 1/2 (một phần hai) tổng số hội viên chính thức của Hội;
b) Hội bị giải thể theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi Hội vi phạm pháp luật nghiêm trọng;
c) Trình tự, thủ tục, hồ sơ giải thể Hội, thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự, quy định của pháp luật về Hội.
3. Khi chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể Hội phải tiến hành kiểm kê tài chính, tài sản của Hội chính xác, đầy đủ, kịp thời và thực hiện các thủ tục theo quy định pháp luật.
Như vậy, Hội Người mù Việt Nam sẽ bị giải thể khi có sự đề nghị của nửa tổng số Hội viên chính thức của Hội.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?