Văn bản đính chính văn bản quy phạm pháp luật có phải văn bản quy phạm pháp luật hay không không ?

Cho tôi hỏi văn bản đính chính văn bản quy phạm pháp luật có phải văn bản quy phạm pháp luật hay không không ? (Câu hỏi của anh Lợi - Gia Lai).

Thế nào là văn bản quy phạm pháp luật?

Căn cứ theo Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.

Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng được ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật.

Văn bản đính chính văn bản QPPL có phải văn bản QPPL không? (Hình từ Internet).

Văn bản đính chính văn bản QPPL có phải văn bản QPPL không? (Hình từ Internet).

Nguyên tắc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo Điều 5 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, nguyên tắc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện như sau:

- Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.

- Tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

- Bảo đảm tính minh bạch trong quy định của văn bản quy phạm pháp luật.

- Bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện của văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.

- Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, không làm cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

- Bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Văn bản đính chính văn bản QPPL có phải văn bản QPPL không?

Căn cứ theo Điều 94 Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định về đính chính văn bản đăng trên Công báo như sau:

Đính chính văn bản đăng Công báo
1. Văn bản sau khi đăng Công báo, nếu phát hiện có sai sót về thể thức, kỹ thuật trình bày thì phải được đính chính.
2. Trách nhiệm đính chính:
a) Cơ quan ban hành có văn bản đính chính đối với những sai sót do lỗi trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản;
b) Văn phòng Chính phủ có văn bản đính chính đối với những sai sót do lỗi trong quá trình xuất bản Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có văn bản đính chính đối với những sai sót do lỗi trong quá trình xuất bản Công báo cấp tỉnh trên cơ sở đối chiếu với bản gửi đăng Công báo.
3. Văn bản đính chính phải được đăng trên số Công báo gần nhất.

Căn cứ theo khoản 3 Điều 130 Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định như sau:

Hình thức xử lý văn bản trái pháp luật, văn bản có sai sót về căn cứ ban hành, thể thức, kỹ thuật
.....
3. Đính chính văn bản được thực hiện đối với văn bản có sai sót về căn cứ ban hành, thể thức, kỹ thuật trình bày. Cơ quan, người ban hành văn bản đính chính văn bản bằng văn bản hành chính. Việc đính chính văn bản của Hội đồng nhân dân do Thường trực Hội đồng nhân dân thực hiện.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 03/2011/TT-VPCP quy định về phối hợp xử lý văn bản có sai sót trong quá trình tiếp nhận, đăng Công báo

Phối hợp xử lý văn bản có sai sót trong quá trình tiếp nhận, đăng Công báo
1. Sai sót và cách thức xử lý
a) Sai sót về thể thức, kỹ thuật trình bày, cơ quan ban hành văn bản, cơ quan Công báo có văn bản đính chính theo quy định của pháp luật hiện hành;
b) Sai sót về nội dung, thẩm quyền, cơ quan ban hành có văn bản thu hồi, sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ theo đúng trình tự của pháp luật hiện hành.
......

Căn cứ theo các quy định trên, văn bản đính chính văn bản QPPL chỉ được ban hành và áp dụng khi văn bản QPPL có các lỗi sai sót về thể thức, kỹ thuật trình bày, nội dung, thẩm quyền ,...

Bên cạnh đó, văn bản đính chính văn bản QPPL có hiệu lực song song với văn bản QPPL được đính chính, cho đến khi có văn bản QPPL khác thay thế, hủy bỏ văn bản đó.

Chính vì vậy, văn bản đính chính văn bản QPPL không phải là văn bản QPPL.

Trân trọng!

Văn bản quy phạm pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Văn bản quy phạm pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 ban hành khi nào? Còn hiệu lực không?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Luật Khiếu nại mới nhất 2025 và các văn bản hướng dẫn thi hành?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp Nghị định hướng dẫn Luật Thanh tra mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Bãi bỏ toàn bộ 10 văn bản quy phạm liên quan đến lao động - tiền lương từ 15/02/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 có bao nhiêu Chương, bao nhiêu Điều? Hiệu lực khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải Phụ lục Thông tư 05 2024 TT BXD bản word? Thông tư 05 2024 TT BXD có hiệu lực khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Luật Phá sản mới nhất 2025 và các văn bản hướng dẫn?
Hỏi đáp Pháp luật
Dự kiến Nghị quyết của HĐND xã, Quyết định của UBND xã không còn là văn bản quy phạm pháp luật?
Hỏi đáp Pháp luật
Bãi bỏ toàn bộ 9 văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành từ ngày 16/01/2025?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Văn bản quy phạm pháp luật
Dương Thanh Trúc
15,622 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào