Hợp đồng ủy quyền có được ủy quyền bằng lời nói cho người được ủy quyền không? Người được ủy quyền có thể ủy quyền lại bằng lời nói không?

Cho hỏi: Hợp đồng ủy quyền có được ủy quyền bằng lời nói cho người được ủy quyền không? Người được ủy quyền có thể ủy quyền lại bằng lời nói không? Câu hỏi của anh Nghĩa (Huế)

Hợp đồng ủy quyền có được ủy quyền bằng lời nói cho người được ủy quyền không?

Căn cứ theo Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng ủy quyền cụ thể như sau:

Hợp đồng ủy quyền
Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Có thể thấy, hợp đồng ủy quyền là sự thoả thuận của các bên mà trong đó:

- Bên ủy quyền có thể sẽ phải trả thù lao cho bên nhận ủy quyền nếu các bên thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

- Bên được ủy quyền sẽ thay mặt bên ủy quyền thực hiện công việc, giao dịch, hợp đồng, thoả thuận cho bên ủy quyền với người thứ ba.

Do đó, hợp đồng ủy quyền được coi là một giao dịch dân sự và hình thức của giao dịch dân sự được quy định tại khoản 1 Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 là bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Hình thức giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
...

Như vậy, hợp đồng ủy quyền hoàn toàn có thể được thể hiện bằng lời nói. Tuy nhiên, nếu luật quy định việc ủy quyền phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì các bên phải thực hiện theo quy định này của luật.

Trong trường hợp nếu luật không có quy định khác thì hợp đồng ủy quyền của các bên hoàn toàn có quyền được lập bằng lời nói. Và điều kiện để hợp đồng ủy quyền bằng lời nói có hiệu lực được nêu tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Do đó:

- Về chủ thể giao kết hợp đồng uỷ quyền: Phải có năng lực pháp luật dân sự, có năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập

Trong lúc giao kết hợp đồng ủy quyền phải hoàn toàn tự nguyện.

- Mục đích và nội dung của hợp đồng uỷ quyền không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Hợp đồng ủy quyền có được ủy quyền bằng lời nói cho người được ủy quyền không? Người được ủy quyền có thể ủy quyền lại bằng lời nói không?

Hợp đồng ủy quyền có được ủy quyền bằng lời nói cho người được ủy quyền không? Người được ủy quyền có thể ủy quyền lại bằng lời nói không? (Hình từ Internet)

Người được ủy quyền hợp đồng có thể ủy quyền lại bằng lời nói không?

Theo quy định tại Điều 564 Bộ luật Dân sự 2015 đã thể hiện về việc ủy quyền lại như sau:

Ủy quyền lại
1. Bên được ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác trong trường hợp sau đây:
a) Có sự đồng ý của bên ủy quyền;
b) Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được.
2. Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu.
3. Hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu.

Như vậy, đối với trường hợp này người được ủy quyền hợp đồng có thể ủy quyền lại bằng lời nói thì thì việc ủy quyền lần đầu tiên cũng phải bằng lời nói mới được xem xét công nhận.

Ngoài ra, để ủy quyền lại có hiệu lực, người ủy quyền cần đáp ứng một số điều kiện, bao gồm:

- Được bên ủy quyền ban đầu đồng ý.

- Do sự kiện bất khả kháng mà nếu không thực hiện việc ủy quyền tiếp cho người khác thì việc xác lập, thực hiện giao dịch theo hợp đồng ủy quyền ban đầu vì lợi ích của người ủy quyền không thực hiện được.

- Khi thực hiện ủy quyền lại, phạm vi ủy quyền trong trường hợp ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu.

Một số trường hợp ủy quyền phải lập thành văn bản theo pháp luật quy định?

Hiện tại, pháp luật quy định một số trường hợp ủy quyền phải lập thành văn bản cụ thể như sau:

Theo Điều 2 Thông tư 04/2020/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành việc ủy quyền đăng ký hộ tịch trừ đăng ký kết hôn, kết hôn lại, nhận cha mẹ con phải lập thành văn bản và được chứng thực đầy đủ.

Tại khoản 3 Điều 45 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định việc xin cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 thì cũng phải lập thành văn bản.

Ngoài ra, căn cứ tại khoản 2 Điều 96 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì vợ hoặc chồng một trong hai bên ủy quyền phải lập thành văn bản có công chứng.

Tải về mẫu hợp đồng ủy quyền mới nhất: Tại đây!

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Trần Cao Kỵ
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào