Bán hàng cho công ty thuộc khu chế xuất có được vay vốn bằng ngoại tệ không?
Tổ chức nào được phép cho vay vốn bằng ngoại tệ?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 24/2015/TT-NHNN quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngoại hối và thực hiện cho vay bằng ngoại tệ đối với khách hàng.
....
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017 quy định cụ thể:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.
....
9. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là đơn vị phụ thuộc của ngân hàng nước ngoài, không có tư cách pháp nhân, được ngân hàng nước ngoài bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ, cam kết của chi nhánh tại Việt Nam.
.....
Theo đó, các tổ chức được phép cho vay vốn bằng ngoại tệ với khách hàng bao gồm:
- Ngân hàng.
- Tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
- Tổ chức tài chính vi mô.
- Quỹ tín dụng nhân dân.
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Bán hàng cho công ty thuộc khu chế xuất có được vay vốn bằng ngoại tệ không? (Hình từ Internet).
Trường hợp nào được vay vốn bằng ngoại tệ?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 24/2015/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 42/2018/TT-NHNN quy định về các nhu cầu vay vốn bằng ngoại tệ.
Theo đó, trường hợp được vay vốn bằng ngoại tệ bao gồm:
- Cho vay ngắn hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam khi khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất, kinh doanh để trả nợ vay.
- Cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu được Bộ Công thương giao hạn mức nhập khẩu xăng dầu hàng năm để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu xăng dầu khi doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu không có hoặc không có đủ nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động sản xuất, kinh doanh để trả nợ vay;
- Cho vay ngắn hạn để đáp ứng các nhu cầu vốn ở trong nước nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam mà khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu xuất khẩu để trả nợ vay. Khi được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giải ngân vốn cho vay, khách hàng vay phải bán số ngoại tệ vay đó cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay theo hình thức giao dịch hối đoái giao ngay, trừ trường hợp nhu cầu vay vốn của khách hàng để thực hiện giao dịch thanh toán mà pháp luật quy định đồng tiền thanh toán phải bằng ngoại tệ.
- Cho vay để đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư được Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài và đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Bán hàng cho công ty thuộc khu chế xuất thì có được vay vốn bằng ngoại tệ không?
Căn cứ theo điểm b, đ khoản 1 Điều 3 Thông tư 24/2015/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 42/2018/TT-NHNN như sau:
Các nhu cầu vay vốn bằng ngoại tệ
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xem xét quyết định cho vay bằng ngoại tệ đối với các nhu cầu vốn như sau:
......
b) Cho vay ngắn hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam khi khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất, kinh doanh để trả nợ vay;
.....
đ) Cho vay ngắn hạn để đáp ứng các nhu cầu vốn ở trong nước nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam mà khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu xuất khẩu để trả nợ vay. Khi được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giải ngân vốn cho vay, khách hàng vay phải bán số ngoại tệ vay đó cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay theo hình thức giao dịch hối đoái giao ngay, trừ trường hợp nhu cầu vay vốn của khách hàng để thực hiện giao dịch thanh toán mà pháp luật quy định đồng tiền thanh toán phải bằng ngoại tệ;
.....
Căn cứ theo điểm đ khoản 4 Điều 11 Nghị định 112/2014/NĐ-CP về khu vực cửa khẩu.
Khu vực cửa khẩu
....
4. Khu vực dành cho các hoạt động dịch vụ, thương mại.
a) Cửa hàng kinh doanh miễn thuế; kinh doanh hàng hóa, siêu thị, trung tâm thương mại;
b) Dịch vụ bưu chính;
c) Dịch vụ du lịch;
d) Khu vực bãi xe, bến đậu;
đ) Khu phi thuế quan (nếu có);
....
Căn cứ theo khoản 2, khoản 4 Điều 3 Nghị định 112/2014/NĐ-CP cụ thể
Giải thích thuật ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
....
2. Cửa khẩu biên giới đất liền (sau đây gọi tắt là cửa khẩu biên giới) là nơi thực hiện việc xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu và qua lại biên giới quốc gia trên đất liền, bao gồm cửa khẩu đường bộ, cửa khẩu đường sắt và cửa khẩu biên giới đường thủy nội địa.
...
4. Khu vực cửa khẩu biên giới đất liền (sau đây gọi tắt là khu vực cửa khẩu) là khu vực được xác định, có một phần địa giới hành chính trùng với đường biên giới quốc gia trên đất liền, trong đó bao gồm các khu chức năng để đảm bảo cho các hoạt động quản lý nhà nước và hoạt động dịch vụ, thương mại tại cửa khẩu.
Căn cứ theo khoản 20 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC quy định về khu phi thuế quan như sau:
Đối tượng không chịu thuế GTGT
.....
20. Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài.
Hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau.
Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại - công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập và được hưởng các ưu đãi về thuế như khu phi thuế quan theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa các khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.
....
Căn cứ theo các quy định trên, có 2 trường hợp được vay vốn bằng ngoại tệ nhằm phục vụ cho kinh doanh xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam, cụ thể:
- Vay để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam.
- Vay để đáp ứng các nhu cầu vốn ở trong nước nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam.
Mặt khác, khu chế xuất là một phần của khu phi thuế quan. Khu phi thuế quan thuộc khu vực cửa khẩu dành cho các hoạt động dịch vụ, thương mại.
Trong khi đó, khu vực cửa khẩu biên giới là khu vực một phần địa giới hành chính trùng với đường biên giới quốc gia trên đất liền, bao gồm các khu chức năng để quản lý nhà nước và hoạt động dịch vụ, thương mại tại cửa khẩu. Cho nên khu phi thuế quan, khu chế xuất không thuộc khu vực cửa khẩu biên giới.
Chính vì vậy, hoạt động bán hàng cho công ty thuộc khu chế xuất thì không thuộc trường hợp vay vốn bằng ngoại tệ nhằm phục vụ cho kinh doanh xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam, nên sẽ không được vay vốn bằng ngoại tệ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?