Đã có Thông tư hướng dẫn sử dụng phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa mới nhất năm 2023?
- Đã có Thông tư hướng dẫn sử dụng phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa mới nhất năm 2023?
- Tổ chức thu phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa mới nhất năm 2023 được quy định như thế nào?
- Mức thu phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa mới nhất năm 2023 là bao nhiêu?
- Người kê khai nộp phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa mới nhất năm 2023 quy định ra sao?
- Việc quản lý và sử dụng phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại Bộ Công Thương mới nhất năm 2023 thực hiện như thế nào?
Đã có Thông tư hướng dẫn sử dụng phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa mới nhất năm 2023?
Vừa qua, ngày 06/6/2023 Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 36/2023/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)
Trong đó, Thông tư 36/2023/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung quy định người nộp phí về sử dụng phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa như sau:
Căn cứ tại Điều 2 Thông tư 36/2023/TT-BTC quy định về người nộp phí cụ thể như sau:
Người nộp phí
Người nộp phí xuất xứ hàng hóa (C/O) là thương nhân quy định tại điểm a khoản 2 Điều 1 Thông tư này có hồ sơ đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Như vậy, người nộp phí về sử dụng phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa là thương nhân đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là người xuất khẩu, nhà sản xuất, người đại diện hợp pháp của người xuất khẩu hoặc nhà sản xuất.
Đã có Thông tư hướng dẫn sử dụng phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa mới nhất năm 2023? (Hình từ Internet)
Tổ chức thu phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa mới nhất năm 2023 được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 36/2023/TT-BTC quy định cụ thể về tổ chức thu phí như sau:
Tổ chức thu phí
Tổ chức thu phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1 Thông tư này, gồm: Bộ Công Thương và tổ chức khác được Bộ Công Thương ủy quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Như vậy, tổ chức thu phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định pháp luật quản lý ngoại thương.
Mức thu phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa mới nhất năm 2023 là bao nhiêu?
Theo Điều 4 Thông tư 36/2023/TT-BTC quy định mức thu phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) cụ thể như sau:
- Đối với trường hợp cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là 60.000 đồng/bộ hồ sơ xuất xứ hàng hóa.
- Còn trường hợp cấp lại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là 30.000 đồng/bộ hồ sơ xuất xứ hàng hóa.
Người kê khai nộp phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa mới nhất năm 2023 quy định ra sao?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 36/2023/TT-BTC quy định về người kê khai nộp phí cụ thể như sau:
- Người nộp phí thực hiện nộp phí theo mức thu quy định từ 30.000 - 60.000 đồng/bộ (C/O) cho tổ chức thu phí khi nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
- Phí nộp theo hình thức quy định tại Thông tư 74/2022/TT-BTC quy định về hình thức, thời hạn thu, nộp, kê khai các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quy định của Bộ Tài chính.
- Chậm nhất ngày 05 hàng tháng, tổ chức thu phí nộp toàn bộ số phí thu được của tháng trước, tiền lãi phát sinh trên số dư tài khoản chuyên thu phí mở tại tổ chức tín dụng vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách của Bộ Công Thương mở tại Kho bạc Nhà nước.
Việc quản lý và sử dụng phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại Bộ Công Thương mới nhất năm 2023 thực hiện như thế nào?
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 36/2023/TT-BTC có ban hành việc quản lý và sử dụng phí tại Bộ Công Thương như sau:
Quản lý và sử dụng phí tại Bộ Công Thương
1. Tổ chức thu phi có trách nhiệm:
a) Nộp 100% tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương). Nguồn chi phí trang trải cho hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí do ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương) đảm bảo.
b) Hàng năm, lập dự toán kinh phí phục vụ hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí (bao gồm cả kinh phí ủy quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa) theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp tổ chức thu phí thuộc diện được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thì hành một số điều của Luật Phí và lệ phí được trích để lại 83% số tiền phí thu được để trang trải chi phí phục vụ cung cấp dịch vụ, thu phí theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP và chi trả chi phí cho tổ chức được uy quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoả, thu phí theo quy định pháp luật, nộp 17% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương) theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước.
Như vậy, việc quản lý và sử dụng phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại Bộ Công Thương, bao gồm:
- Tổ chức thu phí phải nộp 100% tiền phí vào ngân sách Nhà nước
- Lập dự toán kinh phí hoạt động thu phí theo chế độ định mức chi ngân sách Nhà nước.
- Trường hợp tổ chức thu phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa thuộc diện được khoán chi phí được trích để lại 83% số tiền phí thu được để trang trải chi phí phục vụ cung cấp dịch vụ, thu phí và nộp 17% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước.
Lưu ý: Thông tư 36/2023/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 31/7/2023.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Hệ thống báo hiệu đường bộ ở Việt Nam gồm những loại nào?
- Năm 2025: Bộ Y tế thanh tra việc cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức?
- Dụ dỗ người khác gian lận trong hoạt động thể thao bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Truyền thống Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam được khái quát như thế nào?