Chủ kinh doanh hồ bơi để xảy ra chết đuối bị xử lý như thế nào?

Cho tôi hỏi, chủ kinh doanh bể bơi để xảy ra chết đuối bị xử lý như thế nào? chị Khanh (TP. Hồ Chí Minh)

Chủ kinh doanh bể bơi để xảy ra chết đuối bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Căn cứ quy định Điều 129 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính như sau:

Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính
1. Người nào vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, chủ kinh doanh bể bơi để xảy ra chết đuối do lỗi của mình thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với phạt tù từ 01 năm đến 12 năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Chủ kinh doanh hồ bơi để xảy ra chết đuối bị xử lý như thế nào?

Chủ kinh doanh hồ bơi để xảy ra chết đuối bị xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)

Chủ kinh doanh bể bơi để xảy ra chết đuối có trách nhiệm bồi thường như thế nào?

Căn cứ quy định khoản 3 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
...
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Căn cứ quy định Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015 được hướng dẫn bởi Điều 8 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP quy định về thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm như sau:

Về thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 591 của Bộ luật Dân sự được xác định như sau:
1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 Bộ luật Dân sự, được hướng dẫn tại Điều 7 Nghị quyết này, được tính từ thời điểm người bị thiệt hại bị xâm phạm sức khỏe cho đến thời điểm người đó chết.
2. Chi phí hợp lý cho việc mai táng đối với các khoản tiền: mua quan tài; chi phí hỏa táng, chôn cất; các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hỏa táng nạn nhân theo phong tục, tập quán địa phương. Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ.
3. Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng hoặc nuôi dưỡng trước khi chết được xác định như sau:
a) Mức cấp dưỡng căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng, nhưng không thấp hơn 01 tháng lương tối thiểu vùng tại nơi người được cấp dưỡng đang cư trú cho mỗi tháng;
b) Thời điểm cấp dưỡng được tính từ thời điểm người bị thiệt hại bị xâm phạm về sức khỏe;
c) Đối tượng được bồi thường tiền cấp dưỡng là những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Như vậy, chủ kinh doanh bể bơi để xảy ra chết đuối có trách nhiệm bồi thường như sau:

- Bồi thường do thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được tính từ thời điểm người bị thiệt hại bị xâm phạm sức khỏe cho đến thời điểm người đó chết.

- Chi phí hợp lý cho việc mai táng.

- Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng hoặc nuôi dưỡng trước khi chết.

- Thiệt hại khác do luật quy định.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện như thế nào là đảm bảo đủ điều kiện?

Căn cứ quy định Điều 3 Thông tư 03/2018/TT-BVHTTDL quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện như sau:

Cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện
1. Bể bơi:
a) Kích thước: Bể bơi được xây dựng hoặc lắp đặt có kích thước không nhỏ hơn 6m x 12m hoặc có diện tích tương đương;
b) Đáy bể có độ dốc đều, không gấp khúc, chênh lệch độ sâu không quá 1m đối với bể bơi có chiều dài từ 25m trở lên hoặc không quá 0,5m đối với bể bơi có chiều dài nhỏ hơn 25m;
c) Thành bể, đáy bể có bề mặt nhẵn, mịn, dễ làm sạch.
2. Bục xuất phát chỉ được lắp đặt đối với bể bơi có độ sâu không nhỏ hơn 1,35m.
3. Có phòng thay đồ, khu tắm tráng và khu vệ sinh; sàn các khu vực này và xung quanh bể bơi phải phẳng, không đọng nước, không trơn trượt.
4. Khu vực rửa chân được đặt tại vị trí trước khi người tập xuống bể.
5. Có hệ thống âm thanh trong tình trạng hoạt động tốt.
6. Hệ thống ánh sáng bảo đảm độ sáng không nhỏ hơn 300 Lux ở mọi địa điểm trên mặt nước bể bơi.
7. Có dây phao được căng để phân chia các khu vực của bể bơi.
8. Dụng cụ cứu hộ:
a) Sào cứu hộ được đặt trên thành bể ở các vị trí thuận lợi dễ quan sát và sử dụng, có độ dài 2,5m, sơn màu đỏ - trắng. Mỗi bể bơi phải có ít nhất 06 sào;
b) Phao cứu sinh được đặt trên thành bể ở vị trí thuận lợi khi sử dụng. Mỗi bể bơi phải có ít nhất 06 phao;
c) Ghế cứu hộ được đặt trên thành bể ở vị trí thuận lợi dễ quan sát cho nhân viên cứu hộ, có chiều cao ít nhất 1,5m so với mặt bể.
9. Bảng nội quy, biển báo:
a) Bảng nội quy, biển báo được đặt ở các hướng, vị trí khác nhau, dễ đọc, dễ quan sát;
b) Bảng nội quy bao gồm các nội dung chủ yếu sau: Giờ tập luyện, biện pháp bảo đảm an toàn, quy định đối tượng không được tham gia tập luyện và các quy định khác;
c) Biển báo: Khu vực dành cho người không biết bơi (có độ sâu từ 01m trở xuống), khu vực dành cho những người biết bơi, khu vực cấm nhảy cắm đầu (có độ sâu ít hơn 1,4m).

Như vậy, cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện đảm bảo đủ điều kiện bao gồm:

- Bể bơi:

+ Kích thước: Bể bơi được xây dựng hoặc lắp đặt có kích thước không nhỏ hơn 6m x 12m hoặc có diện tích tương đương;

+ Đáy bể có độ dốc đều, không gấp khúc, chênh lệch độ sâu không quá 1m đối với bể bơi có chiều dài từ 25m trở lên hoặc không quá 0,5m đối với bể bơi có chiều dài nhỏ hơn 25m;

+ Thành bể, đáy bể có bề mặt nhẵn, mịn, dễ làm sạch.

- Bục xuất phát chỉ được lắp đặt đối với bể bơi có độ sâu không nhỏ hơn 1,35m.

- Có phòng thay đồ, khu tắm tráng và khu vệ sinh; sàn các khu vực này và xung quanh bể bơi phải phẳng, không đọng nước, không trơn trượt.

- Khu vực rửa chân được đặt tại vị trí trước khi người tập xuống bể.

- Có hệ thống âm thanh trong tình trạng hoạt động tốt.

- Hệ thống ánh sáng bảo đảm độ sáng không nhỏ hơn 300 Lux ở mọi địa điểm trên mặt nước bể bơi.

- Có dây phao được căng để phân chia các khu vực của bể bơi.

- Dụng cụ cứu hộ:

+ Sào cứu hộ được đặt trên thành bể ở các vị trí thuận lợi dễ quan sát và sử dụng, có độ dài 2,5m, sơn màu đỏ - trắng. Mỗi bể bơi phải có ít nhất 06 sào;

+ Phao cứu sinh được đặt trên thành bể ở vị trí thuận lợi khi sử dụng. Mỗi bể bơi phải có ít nhất 06 phao;

+ Ghế cứu hộ được đặt trên thành bể ở vị trí thuận lợi dễ quan sát cho nhân viên cứu hộ, có chiều cao ít nhất 1,5m so với mặt bể.

- Bảng nội quy, biển báo:

+ Bảng nội quy, biển báo được đặt ở các hướng, vị trí khác nhau, dễ đọc, dễ quan sát;

+ Bảng nội quy bao gồm các nội dung chủ yếu sau: Giờ tập luyện, biện pháp bảo đảm an toàn, quy định đối tượng không được tham gia tập luyện và các quy định khác;

+ Biển báo: Khu vực dành cho người không biết bơi (có độ sâu từ 01m trở xuống), khu vực dành cho những người biết bơi, khu vực cấm nhảy cắm đầu (có độ sâu ít hơn 1,4m).

Trân trọng!

Truy cứu trách nhiệm hình sự
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Truy cứu trách nhiệm hình sự
Hỏi đáp Pháp luật
Phân biệt tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tội phạm khủng bố theo pháp luật hình sự hiện hành?
Hỏi đáp Pháp luật
Buôn lậu vũ khí quân dụng bị phạt bao nhiêu năm tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Người được phục hồi danh dự là ai? Các hình thức phục hồi danh dự gồm những hình thức nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sử dụng bằng lái giả phạt bao nhiêu tiền? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người thực hiện hành vi chạy án bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức xử phạt tội gian lận bảo hiểm xã hội năm 2024 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân biệt khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can trong tố tụng hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Người phạm tội đào ngũ bị phạt tù bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Người Việt Nam có quốc tịch kép bị truy cứu trách nhiệm hình sự có được thôi quốc tịch Việt Nam không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Truy cứu trách nhiệm hình sự
Đinh Khắc Vỹ
2,482 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào