Các trường hợp tự gây thương tích cho bản thân có thể dẫn đến truy cứu trách nhiệm hình sự?

Cho tôi hỏi, các trường hợp nào tự gây thương tích cho bản thân có thể dẫn đến truy cứu trách nhiệm hình sự? Chị Minh Anh (Quảng Bình)

Các trường hợp nào tự gây hại cho bản thân có thể dẫn đến truy cứu trách nhiệm hình sự?

Căn cứ quy định khoản 1 Điều 213 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a khoản 49 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm như sau?

Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tiền bảo hiểm từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 174, 353 và 355 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
a) Thông đồng với người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm để giải quyết bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật;
b) giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra;
c) Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm;
d) Tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Căn cứ quy định khoản 2 Điều 332 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự như sau:

Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự
...
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình;
b) Phạm tội trong thời chiến;
c) Lôi kéo người khác phạm tội.

Căn cứ quy định khoản 2 Điều 333 Bộ luật Hình sự 2015 quy đình về tội không chấp hành lệnh gọi quân nhân dự bị nhập ngũ như sau:

Tội không chấp hành lệnh gọi quân nhân dự bị nhập ngũ
...
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình;
b) Lôi kéo người khác phạm tội.

Như vậy, Các trường hợp tự gây hại cho bản thân có thể dẫn đến truy cứu trách nhiệm hình sự bao gồm:

- Tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm;

- Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình để trốn tránh nghĩa vụ quân sự;

- Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình để không chấp hành lệnh gọi quân nhân dự bị nhập ngũ.

Các trường hợp tự gây thương tích cho bản thân có thể dẫn đến truy cứu trách nhiệm hình sự?

Các trường hợp tự gây thương tích cho bản thân có thể dẫn đến truy cứu trách nhiệm hình sự? (Hình từ Internet)

Trường hợp bị truy cứ trách nhiệm hình sự về hành vi tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình để trốn tránh nghĩa vụ quân sự có được xoá án tích không?

Căn cứ quy định khoản 1 Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về đương nhiên được xóa án tích như sau:

Đương nhiên được xóa án tích
1. Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Như vậy, tội phạm trốn tránh nghĩa vụ quân sự thuộc quy định tại chương XXII của Bộ luật Hình sự 2015 và nằm trong đối tượng đương nhiên được xoá án tích.

Chính vì vậy khi người phạm tội đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện theo quy định quy định thì sẽ được đương nhiên được xóa án tích.

Thời hạn để được đương nhiên xoá án tích sau khi chấp hành xong bản án về hành vi tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình để trốn tránh nghĩa vụ quân sự là bao lâu?

Căn cứ quy định khoản 2 Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về đương nhiên được xóa án tích như sau:

Đương nhiên được xóa án tích
...
2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.

Như vậy, Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:

- 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;

- 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;

- 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;

- 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.

Lưu ý: Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định trên thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.

Trân trọng!

Truy cứu trách nhiệm hình sự
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Truy cứu trách nhiệm hình sự
Hỏi đáp Pháp luật
Phân biệt tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tội phạm khủng bố theo pháp luật hình sự hiện hành?
Hỏi đáp Pháp luật
Buôn lậu vũ khí quân dụng bị phạt bao nhiêu năm tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Người được phục hồi danh dự là ai? Các hình thức phục hồi danh dự gồm những hình thức nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sử dụng bằng lái giả phạt bao nhiêu tiền? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người thực hiện hành vi chạy án bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức xử phạt tội gian lận bảo hiểm xã hội năm 2024 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân biệt khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can trong tố tụng hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Người phạm tội đào ngũ bị phạt tù bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Người Việt Nam có quốc tịch kép bị truy cứu trách nhiệm hình sự có được thôi quốc tịch Việt Nam không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Truy cứu trách nhiệm hình sự
Đinh Khắc Vỹ
1,720 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào