Để trở thành giảng viên đại học cần đáp ứng những điều kiện gì?
Giảng viên là gì?
Căn cứ theo Điều 54 Luật Giáo dục Đại học 2012 được sửa đổi bởi Khoản 29 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 quy định về giảng viên như sau:
Giảng viên
1. Giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học là người có nhân thân rõ ràng; có phẩm chất, đạo đức tốt; có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ; có trình độ đáp ứng quy định của Luật này, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học.
2. Chức danh giảng viên bao gồm trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư. Cơ sở giáo dục đại học bổ nhiệm chức danh giảng viên theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động, quy định về vị trí việc làm và nhu cầu sử dụng của cơ sở giáo dục đại học.
3. Trình độ tối thiểu của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ đại học là thạc sĩ, trừ chức danh trợ giảng; trình độ của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ thạc sĩ, tiến sĩ là tiến sĩ. Cơ sở giáo dục đại học ưu tiên tuyển dụng người có trình độ tiến sĩ làm giảng viên; phát triển, ưu đãi đội ngũ giáo sư đầu ngành để phát triển các ngành đào tạo.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tiêu chuẩn và việc bổ nhiệm chức danh giảng viên theo thẩm quyền; tỷ lệ giảng viên cơ hữu tối thiểu của cơ sở giáo dục đại học; quy định tiêu chuẩn giảng viên thực hành, giảng viên của một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù.
Như vậy, giảng viên là những người có phẩm chất đạo đức tốt, thân nhân rõ ràng và đáp ứng được điều kiện sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy.
Chức danh giảng viên đại học bao gồm trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư và trình độ tối thiểu của giảng viên là thạc sĩ (trừ trường hợp trợ giảng).
Để trở thành giảng viên đại học cần đáp ứng những điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Có bao nhiêu mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 40/2022/TT-BGDDT quy định mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập như sau;
Chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập bao gồm:
- Giảng viên cao cấp (hạng I)- Mã số: V.07.01.01
- Giảng viên chính (hạng II)- Mã số: V.07.01.02
- Giảng viên (hạng III) - Mã số: V.07.01.03
- Trợ giảng (hạng III) - Mã số: V.07.01.23
Để trở thành giảng viên đại học thì cần những tiêu chuẩn nào?
Căn cứ theo khoản 2, 3 Điều 5 Thông tư 40/2022/TT-BGDDT được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư 04/2022/TT-BGDĐT quy định về giảng viên như sau:
Giảng viên (hạng III) - Mã số: V.07.01.03
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng thạc sỹ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nắm vững kiến thức cơ bản của môn học được phân công giảng dạy; có kiến thức tổng quát về một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo được giao đảm nhiệm;
b) Hiểu và thực hiện đúng mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình các môn học được phân công thuộc chuyên ngành đào tạo. Xác định được thực tiễn và xu thế phát triển đào tạo, nghiên cứu của chuyên ngành ở trong và ngoài nước;
c) Sử dụng có hiệu quả và an toàn các phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy học, có phương pháp dạy học hiệu quả, phù hợp với nội dung môn học; giảng dạy đạt yêu cầu trở lên;
d) Có khả năng nghiên cứu khoa học; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào giảng dạy và các công việc được giao;
d) Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện các nhiệm vụ của chức danh giảng viên (hạng III).
Như vậy các tiêu chuẩn mà giảng viên đại học cần đáp ứng là:
- Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo:
+ Có bằng thạc sỹ trở lên phù hợp với chuyên ngành giảng dạy;
+ Có chức chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.
- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ;
+ Nắm được kiến thức cơ bản của môn học mình giảng dạy, đồng thời có kiến thức tổng quát về các môn học có liên quan;
+ Thực hiện được đúng mục tiêu môn học và xác định được xu thế phát triển chuyên ngành ở trong và ngoài nước;
+ Sử dụng đạt yêu cầu trở lên về an toàn và hiệu quả các thiết bị giảng dạy;
+ Có khả năng nghiên cứu khoa học;
+ Ứng dụng được tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công việc giảng dạy;
+ Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ trong nhiệm vụ giảng dạy.
Lưu ý: Quy định này áp dụng cho giảng viên là viên chức
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Âm năm 2025 - Lịch Vạn Niên năm 2025: Chi tiết cả năm và các ngày đáng chú ý? Còn mấy ngày Thứ 2 nữa đến Tết Âm lịch 2025?
- 03 phương thức tính cước taxi từ ngày 01/01/2025?
- Nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước được đề ra đầu tiên tại sự kiện nào?
- Cách mua pháo hoa Bộ Quốc Phòng dịp Tết Âm lịch 2025?
- Tổ chức nào được thống nhất từ Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt?