Quy định mức vốn vay tín dụng đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn có thay đổi như thế nào năm 2023?
Vùng khó khăn theo quy định mới là gì?
Ngày 05/6/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 17/2023/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 31/2007/QĐ-TTg về tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn và Quyết định 92/2009/QĐ-TTg về tín dụng đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn.
Theo đó, tại Điều 2 Quyết định 92/2009/QĐ-TTg được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 2 Quyết định 17/2023/QĐ-TTg quy định về vùng khó khăn như sau:
Vùng khó khăn
1. Vùng khó khăn được thụ hưởng chính sách tín dụng đối với thương nhân quy định tại Quyết định này bao gồm:
a) Các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) quy định trong Danh mục các đơn vị hành chính cấp xã thuộc vùng khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành cho từng thời kỳ;
b) Các huyện đảo không có đơn vị hành chính cấp xã nhưng thuộc Danh sách xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo do Thủ tướng Chính phủ ban hành cho từng thời kỳ;
c) Các thôn không thuộc các xã quy định tại điểm a khoản này nhưng thuộc Danh sách các thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi do cấp có thẩm quyền ban hành cho từng thời kỳ.
2. Các đơn vị hành chính thành lập trên cơ sở chia, tách, sáp nhập các đơn vị hành chính thuộc các Danh mục nêu tại khoản 1 Điều này cũng được hưởng chính sách tín dụng theo Quyết định này.
Như vậy, vùng khó khăn theo quy định mới không còn dựa vào danh mục ban hành kèm theo Quyết định 30/2007/QĐ-TTg mà quy định cụ thể là:
- Dựa vào Danh mục do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo từng thời kỳ;
- Các huyện đảo thuộc Danh sách xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo do Thủ tướng Chính phủ ban hành cho từng thời kỳ dù không có đơn vị hành chính cấp xã;
- Các thôn thuộc Danh sách các thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi do cấp có thẩm quyền ban hành cho từng thời kỳ.
Quy định mức vốn vay tín dụng đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn có thay đổi như thế nào năm 2023? (Hình từ Internet)
Mức vốn vay tín dụng đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn thay đổi như thế nào trong thời gian tới?
Mức vốn vay tín dụng đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn thay hiện nay được quy định tại Điều 8 Quyết định 92/2009/QĐ-TTg được sửa đổi bởi Điều 1 Quyết định 307/QĐ-TTg năm 2016 như sau:
Mức vốn cho vay
1. Đối với thương nhân là cá nhân không thực hiện mở sổ sách kế toán và nộp thuế khoán theo quy định của cơ quan thuế: Mức vốn cho vay tối đa là 50 triệu đồng.
2. Đối với thương nhân là cá nhân thực hiện mở sổ sách kế toán và kê khai nộp các loại thuế theo quy định của pháp luật: mức vốn cho vay tối đa là 100 triệu đồng.
3. Đối với thương nhân là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp. Mức vốn cho vay tối đa là 500 triệu đồng.
Tuy nhiên quy định này đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 2 Quyết định 17/2023/QĐ-TTg quy định về mức vốn vay tín dụng cho vay như sau:
Mức vốn cho vay
1. Đối với thương nhân là cá nhân: Mức vốn cho vay tối đa là 100 triệu đồng/cá nhân.
2. Đối với thương nhân là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật: Mức vốn cho vay tối đa là 1 tỷ đồng/tổ chức.
Như vậy, mức vốn vay tín dụng đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn có những sự thay đổi cụ thể là:
- Đối với thương nhân là cá nhân thì theo quy định sắp tới không còn phân biệt điều kiện cá nhân không mở sổ kế toán hay có mở sổ kế toán đều sẽ được hỗ trợ vay vốn tín dụng là 100.000.000 đồng/cá nhân.
- Đối với thương nhân là tổ chức kinh tế có sự thay đổi từ 500.000.000 đồng/tổ chức lên là 1.000.000.000 đồng/tổ chức.
Quy định về bảo đảm tiền vay đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn ra sao?
Căn cứ tại Điều 12 Quyết định 92/2009/QĐ-TTg được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 2 Quyết định 17/2023/QĐ-TTg quy định về bảo đảm tiền vay như sau:
Bảo đảm tiền vay
1. Thương nhân vay vốn đến 100 triệu đồng không phải thực hiện bảo đảm tiền vay.
2. Thương nhân vay vốn trên 100 triệu đồng phải thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội.
Như vậy, về bảo đảm tiền vay đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn quy định cụ thể là:
- Khi vay vốn 100.000.000 đồng trở xuống thì thương nhân không cần phải thực hiện bảo đảm tiền vay;
- Khi vay vốn trên 100.000.000 đồng thì thương nhân phải thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Quyết định 17/2023/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 08/8/2023
Trân trọng!

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Di tích lịch sử Nhà đày Buôn Ma Thuột được xếp hạng là là Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt vào năm nào?
- Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước quyết định những nội dung nào?
- Ngày 2 tháng 3 năm 2025 là thứ mấy? 2 tháng 3 năm 2025 là ngày mấy âm?
- Mùng 1 tháng 3 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội mùng 1 tháng 3 2025 âm lịch bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Mua hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ rồi cho thuê lại có được xem là kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ?