Ứng dụng CNTT và chuyển đổi số vào hoạt động quản lý Nhà nước về thủy sản vào năm 2025?
Nhiệm vụ và giải pháp nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thủy sản?
Tại Mục III Điều 1 Quyết định 643/QĐ-TTg năm 2023 có quy định 06 nhiệm vụ và giải pháp nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thủy sản bao gồm:
- Hoàn thiện hệ thống thể chế pháp lý - kỹ thuật về thủy sản;
- Kiện toàn, củng cố cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản
- Phân cấp quản lý nhà nước về thủy sản
- Phát triển nguồn nhân lực quản lý nhà nước về thủy sản;
- Áp dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thủy sản
- Một số nhiệm vụ và giải pháp khác
+ Tăng cường và đổi mới hình thức, phương pháp thanh tra, kiểm tra, giám sát chuyên ngành thủy sản phù hợp để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.
+ Xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức triển khai hợp tác quốc tế trong nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, thương mại thủy sản để phục vụ quản lý, sản xuất.
+ Đổi mới hình thức kiểm soát, giám sát các nhiệm vụ khoa học công nghệ trong lĩnh vực thủy sản để nâng cao chất lượng sản phẩm khoa học công nghệ, đáp ứng yêu cầu quản lý, sản xuất.
Ứng dụng CNTT và chuyển đổi số vào hoạt động quản lý Nhà nước về thủy sản vào năm 2025?
Ngày 05/6/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 643/QĐ-TTg phê duyệt Đề án nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về thủy sản.
Cụ thể, để nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thủy sản và đồng thời đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững ngành thủy sản, các mục tiêu của Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Thủ tướng Chính phủ có đề ra một số mục tiêu đáng chú ý như sau:
Mục tiêu cụ thể
a) Đến năm 2025
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật chuyên ngành thủy sản được rà soát, sửa đổi, bổ sung đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, phát triển thủy sản bền vững. Các quy hoạch, chương trình, đề án, dự án thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được phê duyệt, bố trí nguồn lực để triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả.
- Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thủy sản từ trung ương đến địa phương được kiện toàn, tổ chức, sắp xếp phù hợp với quy định của pháp luật liên quan, yêu cầu và nhu cầu quản lý nhà nước theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.
+ Địa vị pháp lý và tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của văn phòng đại diện thanh tra, kiểm soát nghề cá tại các tỉnh, thành phố thuộc trung ương ven biển có cảng cá do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định được xác định, củng cố, tăng cường để phục vụ hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước về xác nhận, chứng nhận nguồn gốc thủy sản xuất khẩu.
+ Tăng cường hiệu quả hoạt động của các Ban quản lý khu bảo tồn biển, xây dựng và thực thi quy chế phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước, lực lượng chuyên trách trong kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm và thực hiện các nhiệm vụ về bảo tồn, phát triển nguồn lợi thủy sản.
+ Kiểm ngư địa phương được thành lập, kiện toàn theo Luật Thủy sản năm 2017 và Đề án tổng thể phát triển lực lượng kiểm ngư đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
...
- Công nghệ thông tin và chuyển đổi số được ứng dụng vào các hoạt động quản lý nhà nước ngành thủy sản để đảm bảo công tác chỉ đạo điều hành được thông suốt, kịp thời, hiệu quả từ trung ương đến địa phương.
b) Đến năm 2030
- Quản lý nhà nước về thủy sản được tổ chức theo các mô hình tiên tiến, phù hợp với nghề cá quy mô lớn, công nghiệp, hiện đại để thúc đẩy phát triển sản xuất bền vững.
- Nguồn nhân lực quản lý nhà nước về thủy sản đáp ứng đủ số lượng, đảm bảo chất lượng; 100% công chức quy hoạch lãnh đạo cục, lãnh đạo phòng và tương đương được cử đi đào tạo lý luận chính trị, ngoại ngữ và chuyên môn nghiệp vụ theo quy định. Công tác luân chuyển, biệt phái công chức quản lý được tăng cường để đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện thực tiễn.
- Quản lý nhà nước về thủy sản dựa trên công nghệ thông tin và chuyển đổi số để đáp ứng với nhu cầu phát triển nghề cá quy mô lớn, công nghiệp, hiện đại ở tất cả các lĩnh vực trong ngành. Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản được xây dựng, cập nhật thường xuyên và tích hợp để phục vụ hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành.
Như vậy, đề án nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về thủy sản có đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 và đến năm 2030, công nghệ thông tin và chuyển đổi số được ứng dụng vào các hoạt động quản lý nhà nước ngành thủy sản.
Ngoài ra, theo Đề án, cũng sẽ tăng cường hiệu quả hoạt động của các Ban quản lý khu bảo tồn biển và Kiểm ngư địa phương được thành lập, kiện toàn theo Luật Thủy sản năm 2017 và Đề án tổng thể phát triển lực lượng kiểm ngư đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Nâng cao nguồn nhân lực quản lý nhà nước về thủy sản đáp ứng đủ số lượng, đảm bảo chất lượng; 100% công chức quy hoạch lãnh đạo cục, lãnh đạo phòng và tương đương được cử đi đào tạo lý luận chính trị, ngoại ngữ và chuyên môn nghiệp vụ theo quy định.
Phấn đấu đến 2025, ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số vào hoạt động quản lý Nhà nước về thủy sản? (Hình từ Internet)
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm gì trong việc thực hiện đề án nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thủy sản?
Tại Mục IV Điều 1 Quyết định 643/QĐ-TTg năm 2023 có quy định trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc thực hiện đề án nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thủy sản như sau:
Là cơ quan đầu mối chỉ đạo và tổ chức thực hiện Đề án trên phạm vi cả nước
- Xây dựng kế hoạch chi tiết, phối hợp với các cơ quan liên quan và các địa phương tổ chức thực hiện Đề án bảo đảm hiệu quả.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương triển khai những nội dung được giao trong Đề án.
- Chủ trì thực hiện các dự án, chương trình đã nêu trong Đề án đảm bảo đạt dược các nội dung, mục tiêu đã đề ra.
- Bố trí kinh phí hoạt động thường xuyên cho hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá; tổ chức hội thảo, hội nghị triển khai, sơ kết, tổng kết thực hiện Đề án.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Đề án hàng năm; đến năm 2025 tổ chức sơ kết, năm 2030 tổ chức tổng kết Đề án để kịp thời đề xuất, kiến nghị trình Thủ tướng Chính phủ quyết định những vấn đề phát sinh, vượt thẩm quyền, bổ sung, điều chỉnh Đề án, các dự án ưu tiên phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?