Hướng dẫn chi tiết cách lăn tay điểm chỉ khi đi công chứng mới nhất năm 2023?
Hướng dẫn chi tiết cách lăn tay điểm chỉ khi đi công chứng mới nhất năm 2023?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 48 Luật Công chứng 2014 quy định cụ thể về việc ký, điểm chỉ trong văn bản công chứng như sau:
Ký, điểm chỉ trong văn bản công chứng
...
2. Việc điểm chỉ được thay thế việc ký trong trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký. Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch sử dụng ngón trỏ phải; nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái; trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào.
...
Như vậy, hướng dẫn chi tiết cách lăn tay điểm chỉ khi đi công chứng được hướng dẫn như sau:
- Sử dụng ngón trỏ phải để điểm chỉ. Nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì thực hiện điểm chỉ bằng ngón trỏ trái. Nếu cả ngón trỏ trái đều không điểm chỉ được thì có thể điểm chỉ bằng ngón trỏ khác nhưng phải ghi rõ việc điểm chỉ được thực hiện bằng ngón tay nào, của bàn tay nào.
- Các hành động khi thực hiện điểm chỉ ngón tay như sau:
+ Bước 1: Người yêu cầu công chứng lăn ngón tay trỏ của mình vào mực. Mực cần phải được bao trùm toàn bộ phần vân tay của ngón tay được sử dụng để điểm chỉ.
+ Bước 2: Người yêu cầu công chứng sử dụng ngón tay đã được lăn vào mực và lăn từ bên trái sang bên phải hoặc ngược lại lên vị trí ghi rõ “ký tên hoặc điểm chỉ”.
Hướng dẫn chi tiết cách lăn tay điểm chỉ khi đi công chứng mới nhất năm 2023? (Hình từ Internet)
Khi nào phải điểm chỉ trong văn bản công chứng theo quy định pháp luật?
Theo Điều 48 Luật Công chứng 2014 quy định về việc ký, điểm chỉ trong văn bản công chứng như sau:
Ký, điểm chỉ trong văn bản công chứng
1. Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch phải ký vào hợp đồng, giao dịch trước mặt công chứng viên.
Trong trường hợp người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp khác đã đăng ký chữ ký mẫu tại tổ chức hành nghề công chứng thì người đó có thể ký trước vào hợp đồng; công chứng viên phải đối chiếu chữ ký của họ trong hợp đồng với chữ ký mẫu trước khi thực hiện việc công chứng.
2. Việc điểm chỉ được thay thế việc ký trong trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký. Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch sử dụng ngón trỏ phải; nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái; trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào.
3. Việc điểm chỉ cũng có thể thực hiện đồng thời với việc ký trong các trường hợp sau đây:
a) Công chứng di chúc;
b) Theo đề nghị của người yêu cầu công chứng;
c) Công chứng viên thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu công chứng.
Do đó, điểm chỉ trong văn bản công chứng theo quy định pháp luật trong trường hợp:
- Sử dụng điểm chỉ thay cho việc ký: Người yêu cầu công chứng không ký được bởi các nguyên nhân:
+ Do khuyết tật.
+ Không biết ký.
- Sử dụng điểm chỉ đồng thời với việc ký: Người yêu cầu công chứng thực hiện việc ký đồng thời sử dụng điểm chỉ trong trường hợp công chứng:
+ Di chúc.
+ Do người yêu cầu công chứng đề nghị.
Khi công chứng viên cảm thấy cầm thiết phải sử dụng việc điểm chỉ đồng thời với ký để bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu công chứng.
Như vậy, thông thường trong các văn bản công chứng, người yêu cầu công chứng chỉ cần ký tên vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.
Tuỳ vào từng trường hợp nêu trên, người yêu cầu công chứng có thể phải điểm chỉ thay cho việc ký hoặc sử dụng đồng thời cả việc điểm chỉ và việc ký trong hợp đồng, giao dịch công chứng.
Tại sao thường sử dụng ngón trỏ để điểm chỉ?
Theo quy định tài Điều 48 Luật Công chứng 2014 quy định về việc ký, điểm chỉ trong văn bản công chứng có trích một dòng: Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch sử dụng ngón trỏ phải, nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái.
Do đó, theo quy định Luật Công chứng 2014 thì ngón trỏ cũng được công chứng viên ưu tiên sử dụng để yêu cầu người yêu cầu công chứng điểm chỉ trong hợp đồng, giao dịch. Các lý do được cho là nguyên nhân của việc này như sau:
Thứ nhất: Khoản 2 Điều 48 Luật Công chứng 2014 cũng quy định, khi điểm chỉ trong văn bản công chứng thì sử dụng điểm chỉ của ngón tay phải, khi không dùng được ngón tay phải thì sử dụng ngón tay trái.
Nếu không dùng được cả hai ngón để điểm chỉ thì dùng điểm chỉ của các ngón tay khác và phải ghi rõ là của ngón tay nào thuộc bàn tay nào.
Thứ hai: Ngón trỏ trái và ngón trỏ phải là nội dung được thể hiện trong Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân của công dân và khi công chứng giấy tờ thì người yêu cầu công chứng đều phải xuất trình giấy tờ của mình.
Khi công chứng giấy tờ, để xác định người yêu cầu công chứng có đúng là người trong giấy tờ tuỳ thân đã nộp và xuất trình cho công chứng viên không, một trong những biện pháp xác nhận đó là căn cứ vào điểm chỉ trong Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân và điểm chỉ trong văn bản công chứng.
Lưu ý: Nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?