Người lao động nữ mang thai có được hưởng chế độ thai sản khi công ty nợ bảo hiểm xã hội không?
Doanh nghiệp được chậm đóng bảo hiểm xã hội tối đa bao lâu?
Tại khoản 3 Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội như sau:
Xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội
....
3. Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 của Luật này từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội.
Theo đó, doanh nghiệp được phép chậm đóng bảo hiểm xã hội đến dưới 30 ngày. Nếu chậm nộp bảo hiểm xã hội từ 30 ngày trở lên thì sẽ phải nộp đủ số tiền chưa đóng và nộp thêm số tiền lãi cho qũy bảo hiểm xã hội, đồng thời còn có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật liên quan.
Công ty nợ bảo hiểm xã hội, lao động nữ sinh con có được hưởng bảo hiểm y tế?
Tại Điều 47 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 được sửa đổi bởi khoản 73 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 quy định về giá trị thẻ bảo hiểm y tế như sau:
Giá trị sử dụng thẻ BHYT
...
2. Thẻ BHYT có giá trị sử dụng tương ứng số tiền đóng BHYT (trừ đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi), thời điểm thẻ BHYT có giá trị sử dụng như sau:
...
2.3. Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 17 chậm đóng BHYT từ 30 ngày trở lên thì đơn vị sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm theo quy định tại Điều 49 Luật BHYT sửa đổi, bổ sung.
Theo đó, người sử dụng lao động có thể nợ tiền bảo hiểm y tế đến 30 ngày. Đồng thời, căn cứ khoản 9 Điều 13 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, giá trị sử dụng của thẻ bảo hiểm y tế tương ứng số tiền đóng bảo hiểm y tế theo quy định.
Do đó, nếu doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm y tế từ 30 ngày trở lên thì thẻ bảo hiểm y tế của người lao động sẽ hết giá trị sử dụng. Khi đó, người lao động sẽ không được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh. Đơn vị sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm theo quy định.
Người lao động nữ mang thai có được hưởng chế độ thai sản khi công ty nợ bảo hiểm xã hội không? (Hình từ Internet)
Người lao động nữ mang thai có được hưởng chế độ thai sản khi công ty nợ bảo hiểm xã hội?
Tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.
Trong trường hợp công ty mà người lao động đang làm việc nợ tiền đóng BHXH hằng tháng thì quyền lợi về chế độ thai sản vẫn có khả năng được giải quyết bởi khoản 1.2 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định về việc xử lý khi công ty nợ tiền đóng BHXH như sau:
Nội dung ghi trên sổ bảo hiểm xã hội và gộp sổ bảo hiểm xã hội
1.2. Đối với đơn vị nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, BHTN, BHTNLĐ, BNN, nếu người lao động đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội hoặc chấm dứt HĐLĐ, HĐLV thì đơn vị có trách nhiệm đóng đủ bảo hiểm xã hội, BHTN, BHTNLĐ, BNN, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định, cơ quan BHXH xác nhận sổ bảo hiểm xã hội để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BHTN cho người lao động.
Trường hợp đơn vị chưa đóng đủ thì xác nhận sổ bảo hiểm xã hội đến thời điểm đã đóng bảo hiểm xã hội, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Sau khi thu hồi được số tiền đơn vị còn nợ thì xác nhận bổ sung trên sổ bảo hiểm xã hội.
Theo quy định này, nếu người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì công ty đang nợ đóng bảo hiểm xã hội phải đóng bù tiền bảo hiểm và tiền lãi chậm đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội để kịp thời giải quyết quyền lợi cho người lao động.
Còn nếu công ty không có khả năng để đóng đủ bảo hiểm xã hội cho người lao động thì cơ quan bảo hiểm xã hội chỉ xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội của người lao động đến thời điểm công ty đã đóng bảo hiểm cho người đó.
Như vậy, người lao động nữ mang thai vẫn được giải quyết chế độ thai sản nếu:
- Được công ty đóng bù tiền bảo hiểm để đảm bảo điều kiện về thời gian tham gia bảo hiểm xã hội xét hưởng chế độ thai sản.
- Không được công ty đóng bù tiền bảo hiểm nhưng thời gian nợ đóng bảo hiểm ngắn, trước đó đã tích lũy đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội để xét hưởng chế độ thai sản.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn cách viết CV, hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025? Trọn bộ hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025?
- Lời chúc phụ huynh dành cho cô giáo mầm non ngày 20 11 ý nghĩa?
- Cung cầu là gì? Mối quan hệ cung cầu như thế nào? Vai trò của cung cầu là gì?
- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hiện nay?
- Thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá được quy định như thế nào?