Quyền đóng cửa tạm thời nơi làm việc của người sử dụng lao động được quy định thế nào?
Quyền đóng cửa tạm thời nơi làm việc khi xảy ra đình công của người sử dụng lao động được quy định thế nào?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 6 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:
a) Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;
b) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
c) Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;
d) Đóng cửa tạm thời nơi làm việc;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Căn cứ quy định khoản 3 Điều 203 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về quyền của các bên trước và trong quá trình đình công như sau:
Quyền của các bên trước và trong quá trình đình công
...
3. Người sử dụng lao động có quyền sau đây:
a) Chấp nhận toàn bộ hoặc một phần yêu cầu và thông báo bằng văn bản cho tổ chức đại diện người lao động đang tổ chức và lãnh đạo đình công;
b) Đóng cửa tạm thời nơi làm việc trong thời gian đình công do không đủ điều kiện để duy trì hoạt động bình thường hoặc để bảo vệ tài sản;
c) Yêu cầu Tòa án tuyên bố cuộc đình công là bất hợp pháp.
Như vậy, người sử dụng lao động không có quyền đóng cửa nơi làm việc mà chỉ được đóng cửa tạm thời nơi làm việc trong thời gian đình công nếu doanh nghiệp không đủ điều kiện để duy trì hoạt động bình thường hoặc để bảo vệ tài sản người sử dụng lao động có quyền đóng cửa tạm thời nơi làm việc.
Quyền đóng cửa tạm thời nơi làm việc của người sử dụng lao động được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Người sử dụng có cần thông báo cho người lao động biết về việc đóng cửa tạm thời nơi làm việc hay không?
Căn cứ quy định tại Điều 205 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc thông báo quyết định đóng cửa tạm thời nơi làm việc như sau:
Thông báo quyết định đóng cửa tạm thời nơi làm việc
Ít nhất 03 ngày làm việc trước ngày đóng cửa tạm thời nơi làm việc, người sử dụng lao động phải niêm yết công khai quyết định đóng cửa tạm thời nơi làm việc tại nơi làm việc và thông báo cho các cơ quan, tổ chức sau đây:
1. Tổ chức đại diện người lao động đang tổ chức và lãnh đạo đình công;
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nơi làm việc dự kiến đóng cửa;
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện có nơi làm việc dự kiến đóng cửa.
Như vậy, người sử dụng lao động có trách nhiệm niêm yết công khai quyết định đóng cửa tạm thời nơi làm việc tại nơi làm việc ít nhất 03 ngày làm việc trước ngày đóng cửa tạm thời nơi làm việc
Bên cạnh đó còn phải có trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, tổ chức sau đây:
- Tổ chức đại diện người lao động đang tổ chức và lãnh đạo đình công.
- .Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nơi làm việc dự kiến đóng cửa.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện có nơi làm việc dự kiến đóng cửa.
Các hành vi bị nghiêm cấm trước, trong và sau khi đình công là như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 208 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trước, trong và sau khi đình công như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trước, trong và sau khi đình công
1. Cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công; cản trở người lao động không tham gia đình công đi làm việc.
2. Dùng bạo lực; hủy hoại máy, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động.
3. Xâm phạm trật tự, an toàn công cộng.
4. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động, người lãnh đạo đình công hoặc điều động người lao động, người lãnh đạo đình công sang làm công việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công.
5. Trù dập, trả thù người lao động tham gia đình công, người lãnh đạo đình công.
6. Lợi dụng đình công để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Như vậy, các hành vi bị nghiêm cấm trước, trong và sau khi đình công bao gồm:
- Cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công; cản trở người lao động không tham gia đình công đi làm việc.
- Dùng bạo lực; hủy hoại máy, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động.
- Xâm phạm trật tự, an toàn công cộng.
- Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động, người lãnh đạo đình công hoặc điều động người lao động, người lãnh đạo đình công sang làm công việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công.
- Trù dập, trả thù người lao động tham gia đình công, người lãnh đạo đình công.
- Lợi dụng đình công để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?