Có phải khách hàng chỉ được làm thẻ ngân hàng khi có tài khoản thanh toán?
Có bao nhiêu hình thức mở tài khoản thanh toán?
Căn cứ theo khoản 2, khoản 3 Điều 3 Thông tư 23/2014/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 02/2019/TT-NHNN quy định về tài khoản thanh toán như sau:
Các hình thức mở tài khoản thanh toán và việc trả lãi đối với số dư trên tài khoản thanh toán
1. Các hình thức mở tài khoản thanh toán bao gồm: tài khoản thanh toán của cá nhân, tài khoản thanh toán của tổ chức và tài khoản thanh toán chung.
2. Tài khoản thanh toán của cá nhân là tài khoản do khách hàng là cá nhân mở tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
3. Tài khoản thanh toán của tổ chức là tài khoản do khách hàng là tổ chức mở tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Chủ tài khoản thanh toán của tổ chức là tổ chức mở tài khoản. Người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền (gọi chung là người đại diện hợp pháp) của tổ chức mở tài khoản thanh toán thay mặt tổ chức đó thực hiện các giao dịch liên quan đến tài khoản thanh toán trong phạm vi đại diện
4. Tài khoản thanh toán chung là tài khoản quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 về thanh toán không dùng tiền mặt.
....
Căn cứ theo quy định trên thì có 3 hình thức mở tài khoản thanh toán:
- Tài khoản thanh toán của cá nhân: tài khoản do khách hàng là cá nhân mở tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
- Tài khoản thanh toán của tổ chức là tài khoản do khách hàng là tổ chức mở tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Chủ tài khoản thanh toán của tổ chức là tổ chức mở tài khoản.
- Tài khoản chung: tài khoản thanh toán có ít nhất hai chủ thể trở lên cùng đứng tên mở tài khoản. Chủ tài khoản thanh toán chung là tổ chức hoặc cá nhân. Mục đích sử dụng tài khoản thanh toán chung, quyền và nghĩa vụ của các chủ tài khoản thanh toán chung và các quy định liên quan đến việc sử dụng tài khoản chung phải được xác định rõ bằng văn bản.
Có phải khách hàng chỉ được làm thẻ ngân hàng khi có tài khoản thanh toán? (Hình từ Internet).
Có phải khách hàng là cá nhân chỉ được làm thẻ ngân hàng khi có tài khoản thanh toán?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 19/2016/TT-NHNN được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 26/2017/TT-NHNN , được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 41/2018/TT-NHNN, được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 28/2019/TT-NHNN về thẻ ngân hàng.
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thẻ ngân hàng là phương tiện thanh toán do tổ chức phát hành thẻ phát hành để thực hiện giao dịch thẻ theo các Điều kiện và Điều Khoản được các bên thỏa thuận.
.....
2. Thẻ ghi nợ (debit card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi số tiền và hạn mức thấu chi (nếu có) trên tài Khoản thanh toán của chủ thẻ mở tại tổ chức phát hành thẻ.
3. Thẻ tín dụng (credit card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát hành thẻ.
4. Thẻ trả trước (prepaid card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi giá trị tiền được nạp vào thẻ tương ứng với số tiền đã trả trước cho tổ chức phát hành thẻ.
......
Căn cứ theo khoản 2 Điều 10 Thông tư 19/2016/TT-NHNN được bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 17/2021/TT-NHNN về thủ tục phát hành thẻ có quy định:
Thủ tục phát hành thẻ
....
3. Khi phát hành thẻ ghi nợ, TCPHT phải yêu cầu chủ thẻ chính có tài Khoản thanh toán mở tại TCPHT.
....
Theo quy định trên, thẻ ngân hàng là phương tiện thanh toán do tổ chức phát hành thẻ phát hành để thực hiện các giao dịch bao gồm các loại: thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước, thẻ đồng thương hiệu.
Căn cứ các quy định trên, khách hàng không cần tài khoản thanh toán vẫn có thể mở được thẻ ngân hàng, trừ thẻ ghi nợ thì khách hàng phải có tài khoản thanh toán tại tổ chức phát hành thẻ.
Quyền của khách hàng đối với tài khoản thanh toán như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-NHNN quy định về quyền của khách hàng đối vói tài khoản thanh toán cụ thể:
- Sử dụng số tiền trên tài khoản thanh toán của mình để thực hiện các lệnh thanh toán hợp pháp, hợp lệ. Chủ tài khoản thanh toán được tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (nơi mở tài khoản) tạo điều kiện để sử dụng tài khoản thanh toán của mình thuận tiện và an toàn.
- Lựa chọn sử dụng các phương tiện thanh toán, dịch vụ và tiện ích thanh toán do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cung ứng.
- Ủy quyền cho người khác sử dụng tài khoản thanh toán.
- Yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản thực hiện các lệnh thanh toán hợp pháp, hợp lệ và được cung cấp thông tin về các giao dịch thanh toán, số dư trên tài khoản thanh toán của mình theo thỏa thuận với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
- Được yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản tạm khóa, đóng tài khoản thanh toán khi cần thiết; được gửi thông báo cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán về việc phát sinh tranh chấp về tài khoản thanh toán chung giữa các chủ tài khoản thanh toán chung.
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận trước bằng văn bản giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không trái với quy định của pháp luật hiện hành.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bán pháo hoa Bộ Quốc phòng (pháo hoa Z121) tại TP Đà Nẵng?
- Bộ Đề thi GDCD lớp 7 cuối học kì 1 có đáp án năm 2024-2025?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Long An?
- Link Bình chọn WeChoice Awards 2024 https wechoice vn? Hạn WeChoice Awards 2024 Vote đến ngày mấy?
- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là gì?