Cơ quan nào có quyền phê chuẩn quy tắc bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm?
Quy tắc bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm được quy định như thế nào trong pháp luật kinh doanh bảo hiểm?
Căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 17 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về nội dung hợp đồng bảo hiểm.
Nội dung của hợp đồng bảo hiểm
1. Hợp đồng bảo hiểm phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng (nếu có), doanh nghiệp bảo hiểm hoặc chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài;
b) Đối tượng bảo hiểm;
c) Số tiền bảo hiểm hoặc giá trị tài sản được bảo hiểm hoặc giới hạn trách nhiệm bảo hiểm;
d) Phạm vi hoặc quyền lợi bảo hiểm; quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm.
Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 20 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài
....
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có các nghĩa vụ sau đây:
a) Cung cấp cho bên mua bảo hiểm bản yêu cầu bảo hiểm, bảng câu hỏi liên quan đến rủi ro được bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm;
.....
Căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về quyền và nghĩa vụ bên mua bảo hiểm.
Quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm
1. Bên mua bảo hiểm có các quyền sau đây:
a) Lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài để giao kết hợp đồng bảo hiểm;
b) Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài cung cấp bản yêu cầu bảo hiểm, bảng câu hỏi liên quan đến rủi ro được bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm và giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm
Căn cứ theo quy định trên, quy tắc bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm được quy định rõ trong nội dung hợp đồng.
Doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ quy tắc, điều khoản cho bên mua bảo hiểm. Đồng thời, bên mua bảo hiểm có quyền yêu cầu phía doanh nghiệp cung cấp các quy tắc, điều khoản nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Cơ quan nào có quyền phê chuẩn quy tắc bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm? (Hình từ Internet),
Quy tắc bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm phải đáp ứng các yêu cầu nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 87 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về xây dựng, thiết kế, phát triển và cung cấp sản phẩm bảo hiểm như sau:
Xây dựng, thiết kế, phát triển và cung cấp sản phẩm bảo hiểm
.....
2. Quy tắc, điều khoản, biểu phí do doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài xây dựng phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Tuân thủ pháp luật, phù hợp với thông lệ, chuẩn mực đạo đức, văn hóa và phong tục, tập quán của Việt Nam;
b) Ngôn ngữ sử dụng trong quy tắc, điều khoản bảo hiểm phải chính xác, cách diễn đạt đơn giản, dễ hiểu, các thuật ngữ chuyên môn cần được định nghĩa rõ trong quy tắc, điều khoản bảo hiểm;
c) Thể hiện rõ ràng, minh bạch quyền lợi được bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, phạm vi và các rủi ro được bảo hiểm, quyền lợi và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm, trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, phương thức trả tiền bảo hiểm, các quy định giải quyết tranh chấp;
d) Phí bảo hiểm phải được xây dựng dựa trên số liệu thống kê, tương ứng với điều kiện, trách nhiệm bảo hiểm và bảo đảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.
.....
Căn cứ theo quy định trên, quy tắc bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài xây dựng phải đáp ứng đủ các yêu cầu sau:
- Tuân thủ pháp luật, phù hợp với thông lệ, chuẩn mực đạo đức, văn hóa và phong tục, tập quán của Việt Nam
- Ngôn ngữ sử dụng trong quy tắc, điều khoản bảo hiểm phải chính xác, cách diễn đạt đơn giản, dễ hiểu, các thuật ngữ chuyên môn cần được định nghĩa rõ trong quy tắc, điều khoản bảo hiểm
- Thể hiện rõ ràng, minh bạch các nội dung sau:
+ Quyền lợi được bảo hiểm.
+ Đối tượng bảo hiểm.
+ Phạm vi và các rủi ro được bảo hiểm, quyền lợi và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm.
+ Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm.
+ Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.
+ Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm.
+ Phương thức trả tiền bảo hiểm, các quy định giải quyết tranh chấp.
- Phí bảo hiểm phải được xây dựng dựa trên số liệu thống kê, tương ứng với điều kiện, trách nhiệm bảo hiểm và bảo đảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài
Cơ quan nào có quyền phê chuẩn quy tắc bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm?
Căn cứ theo Điều 39 Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định về quy tắc, biểu phí, điều khoản như sau:
Quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm
1. Bộ Tài chính ban hành các quy tắc, điều khoản bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với từng loại hình bảo hiểm bắt buộc.
2. Các sản phẩm bảo hiểm do Chính phủ quy định hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thực hiện theo các văn bản hướng dẫn riêng.
3. Các sản phẩm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe phải được Bộ Tài chính phê chuẩn trước khi triển khai.
4. Đối với các sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ:
a) Đối với các sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài phải đăng ký quy tắc, điều khoản, biểu phí với Bộ Tài chính trước khi triển khai. Bộ Tài chính có trách nhiệm công bố mức phí bảo hiểm thuần tương ứng với điều kiện và trách nhiệm bảo hiểm cơ bản làm căn cứ để xác định phí bảo hiểm;
b) Đối với các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ khác, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài được phép chủ động xây dựng quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm.
....
Theo quy định trên, đối với các sản phẩm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe thì quy tắc, điều khoản liên quan đến loại bảo hiểm ấy phải được Bộ Tài chính phê chuẩn trước khi triển khai.
Đối với sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ phải đăng ký quy tắc, điều khoản, biểu phí với Bộ Tài chính trước khi triển khai.
Đối với các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ khác, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được phép chủ động xây dựng quy tắc, điều khoản bảo hiểm.
Như vậy, Bộ Tài chính có thẩm quyền ban hành các quy tắc, điều khoản bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với từng loại hình bảo hiểm bắt buộc. Bộ Tài chính có quyền phê chuẩn quy tắc bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm đối với từng sản phẩm bảo hiểm theo luật.
Trân trọng!

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Ngày 2 tháng 3 năm 2025 là thứ mấy? 2 tháng 3 năm 2025 là ngày mấy âm?
- Mua hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ rồi cho thuê lại có được xem là kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ?
- Quy định về phân loại chứng thư chữ ký điện tử từ 10/04/2025?
- Kinh doanh thức ăn đường phố bị xử phạt an toàn thực phẩm nếu vi phạm những lỗi gì?
- UBND cấp tỉnh có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng không?