Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt là gì? Hiện nay Việt Nam đã có đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt hay chưa?

Cho tôi hỏi đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt là gì? Câu hỏi của bạn Điền ở Vũng Tàu.

Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt là gì?

Tại Điều 74 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 có quy định về đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt. Cụ thể:

Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quyết định thành lập, được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt về kinh tế - xã hội, có chính quyền địa phương được tổ chức phù hợp với đặc điểm, yêu cầu, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đó.

Trình tự thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt như thế nào?

Tại Điều 76 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 có quy định về trình tự thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt như sau:

Trình tự, thủ tục quyết định thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
1. Chính phủ xây dựng đề án thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trình Quốc hội. Đề án thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt phải lấy ý kiến Nhân dân địa phương theo quy định tại Điều 131 của Luật này.
2. Ủy ban pháp luật của Quốc hội có trách nhiệm thẩm tra đề án thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Chính phủ trình.
Trong trường hợp cần thiết, Quốc hội thành lập Ủy ban lâm thời để thẩm tra đề án thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
3. Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về đề án thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trước khi trình Quốc hội.
4. Quốc hội xem xét, thông qua đề án thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt theo quy trình tại một hoặc nhiều kỳ họp Quốc hội.

Theo đó, trình tự thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt được thực hiện như sau:

Bước 1: Chính phủ xây dựng đề án thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trình Quốc hội. Đề án thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt phải lấy ý kiến Nhân dân địa phương theo quy định.

Bước 2: Ủy ban pháp luật của Quốc hội có trách nhiệm thẩm tra đề án thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Chính phủ trình.

Trong trường hợp cần thiết, Quốc hội thành lập Ủy ban lâm thời để thẩm tra đề án thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

Bước 3: Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về đề án thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trước khi trình Quốc hội.

Bước 4: Quốc hội xem xét, thông qua đề án thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt theo quy trình tại một hoặc nhiều kỳ họp Quốc hội.

Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt là gì? Hiện nay Việt Nam đã có đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt hay chưa?

Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt là gì? Hiện nay Việt Nam đã có đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt hay chưa? (Hình từ Internet)

Cơ quan nào có thẩm quyền giải thể đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt?

Tại Điều 77 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 có quy định như sau:

Giải thể đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
1. Chính phủ trình Quốc hội quyết định giải thể đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Trình tự, thủ tục xem xét việc giải thể đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt thực hiện theo quy định tại Điều 76 của Luật này.
2. Khi quyết định giải thể đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, Quốc hội quyết định thành lập các đơn vị hành chính trên cơ sở địa giới hành chính, dân cư của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đã được giải thể.

Theo đó, Chính phủ trình Quốc hội quyết định giải thể đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

Hiện nay Việt Nam đã có đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt hay chưa?

Năm 2017, Quốc hội lấy ý kiến đối với Dự thảo Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

Theo đó, dự thảo Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt có đề xuất xây dựng đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt tại Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Cụ thể:

- Tại đặc khu Vân Đồn ưu tiên phát triển các ngành, nghề: công nghệ cao; công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao; du lịch và công nghiệp văn hóa; cảng hàng không, cảng biển, thương mại.

- Tại đặc khu Bắc Vân Phong ưu tiên phát triển các ngành, nghề: công nghệ thông tin, điện tử, cơ khí chính xác; cảng biển; du lịch, khách sạn; trung tâm thương mại - tài chính.

- Tại đặc khu Phú Quốc ưu tiên phát triển các ngành, nghề: du lịch, khách sạn; thương mại, hội nghị, triển lãm, quản lý tài sản; y tế, giáo dục, nghiên cứu và phát triển.

Hiện nay, Dự thảo Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt vẫn đang được xem xét và chưa có hiệu lực thi hành.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Huỳnh Minh Hân
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào