Các biện pháp xử lý hành chính có phải chỉ áp dụng với công dân Việt Nam?
Biện pháp xử lý hành chính là gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
....
3. Biện pháp xử lý hành chính là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
.....
Theo đó, biện pháp xử lý hành chính là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm.
Biện pháp xử lý hành chính bao gồm:
- Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
- Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
- Biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
- Biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Các biện pháp xử lý hành chính có phải chỉ áp dụng với công dân Việt Nam? (Hình từ Internet).
Nguyên tắc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:
Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính
....
2. Nguyên tắc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính bao gồm:
a) Cá nhân chỉ bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu thuộc một trong các đối tượng quy định tại các điều 90, 92, 94 và 96 của Luật này;
b) Việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính phải được tiến hành theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Việc quyết định thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân người vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
d) Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính.
Căn cứ theo quy định trên, nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính bao gồm các nội dung sau:
- Cá nhân chỉ bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu thuộc một trong các đối tượng được xác định theo luật. Dựa trên độ tuổi, lỗi, mức độ hành vi sẽ áp dụng các biện pháp xử lý khác nhau.
- Việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật.
- Việc quyết định thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân người vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng.
- Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính.
Các biện pháp xử lý hành chính có phải chỉ áp dụng với công dân Việt Nam?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định cụ thể như sau:
Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính
....
2. Đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính là cá nhân được quy định tại các điều 90, 92, 94 và 96 của Luật này.
Các biện pháp xử lý hành chính không áp dụng đối với người nước ngoài.
Như vậy, các biện pháp xử lý hành chính chỉ áp dụng với công dân Việt Nam thuộc các đối tượng cụ thể luật đã định. Đối với người nước ngoài, biện pháp xử lý hành chính không được áp dụng.
Nghiêm cấm các hành vi nào đối với việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính?
Căn cứ theo Điều 12 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được bổ sung bởi điểm b khoản 5 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định nghiêm cấm các hành vi như sau:
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
- Ban hành trái thẩm quyền văn bản quy định về biện pháp xử lý hành chính.
- Không áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
- Áp dụng các biện pháp xử lý hành chính không kịp thời, không nghiêm minh, không đúng thẩm quyền, thủ tục, đối tượng quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
- Kéo dài thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Không theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả.
- Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
- Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
- Chống đối, trốn tránh, trì hoãn hoặc cản trở chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?